"Anh sẽ yêu em bao lâu" - Cô gái ôm chặt lấy chàng trai và ghé vào tai anh hỏi một câu hỏi ngọt ngào. Cô ấy biết, câu hỏi này không có đáp án chính xác 100 điểm.
Buổi trưa, ánh mặt trời giống như muốn làm say tất cả mọi thứ dưới đất. Trên con đường dài, có một chàng trai chở một cô gái...
"Anh sẽ yêu em bao lâu "- Cô gái ôm chặt lấy chàng trai và ghé vào tai anh hỏi một câu hỏi ngọt ngào. Cô ấy biết, câu hỏi này không có đáp án chính xác 100 điểm.
Cô cười nũng nịu, nói : "Em cho anh cơ hội nói một lời đường mật".
Chàng trai bắt đầu suy nghĩ. Nhân lúc dừng đèn đỏ, anh đưa tay lên rồi nói "Một", anh muốn cô gái đoán đáp án của anh là gì.
Cô gái nghĩ một lúc, vui vẻ nói "Một đời".
Chàng trai cười, không phải là vì đáp án của cô gái không đúng, mà là anh cảm thấy sự thích thú ở cô.
Đèn xanh, chàng trai không đưa chiếc xe quay về đối mặt với hiện thực, cũng không thu lại nụ cười, từ từ nói với cô gái "Anh sẽ không trả lời kiểu như vậy, đáp án như thế rất hay nhưng không thực tế, giống như đang nói dối... Em đoán tiếp đi"
Câu trả lời làm cô gái rất hài lòng. Cô nghiêng đầu tiếp tục nghĩ: "Một ngày".
Nhưng chúng ta đã yêu nhau được 2 tháng rồi, một ngày, một tuần, hay một tháng, tất cả đều không thể"
Lại là đèn đỏ, chàng trai cầm tay cô gái, nhìn cô rồi cười. Cô gái cười rụt rè, lớn tiếng nói "Hay là một tích tắc phải không ?"
Đáp án này làm chàng trai cười tưởng như suýt té ra đường "Đương nhiên không phải."
Anh vẫn luôn yêu vẻ hài hước, hóm hỉnh ở cô gái, yêu nụ cười trong sáng của cô. Câu trả lời làm anh nắm tay cô chặt hơn...
"Một năm phải không?"
Đã qua một năm kể từ lúc anh ngỏ lời yêu với cô, cho nên đáp án 1 năm với cô gái là cực kỳ mâu thuẫn...
Chàng trai lắc đầu.
Thời gian giữa hai người đã không còn là chờ đợi, mà đã là thời gian trải nghiệm tình yêu.
"100 năm là tuyệt rồi, yêu em 100 năm là đủ rồi."
Cô gái nói, không ngừng biểu hiện sự hạnh phúc.
Chàng trai nói: "100 năm ngắn quá, không đủ để anh yêu em".
Những câu nói ngọt ngào là sở trường của các chàng trai. Yêu thì thích nghe những lời ngọt ngào, nhưng đối với con gái đó cũng lại là nhược điểm.
Cô gái cười, có ý nhắc chàng trai lại sắp đèn đỏ nữa rồi.
"Em muốn nghe đáp án rồi phải không?" - Chàng trai muốn nói ra câu trả lời mà cô gái muốn nghe - " Anh sẽ yêu em bao lâu?"
Chàng trai đưa tay rồi nói: "Một... Cho đến một ngày nào đó khi em không còn yêu anh nữa..."
Cô gái kinh ngạc.
Cho đến một ngày nào đó khi em không còn yêu anh nữa....
ST
Read More...
Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014
Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014
Truyện ngắn: YÊU LÀ PHẢI NÓI
Nhân ngày Quốc Tế Phụ Nữ 08/03 - BlogTM xin được gửi đến các bạn đọc nữ những lời chúc tốt đẹp nhất. Chúc các bạn mãi mãi xinh đẹp, mãi là một nửa đẹp nhất của cuộc sống.
Hôm nay, Blog truyện - BlogTM sẽ gửi đến các bạn một truyện ngắn có tựa đề: "Yêu là phải nói". Chúc các bạn một ngày cuối tuần nhiều niềm vui.
Em là cô gái tôi quen từ khi còn là thằng nhóc con 4 tuổi.
Sinh nhật 1 tuổi, lúc làm lễ đoán tương lai, em bẻ gãy một ống xi ranh, vò nát một bông hoa, đập vỡ một cái chén, cắn nát một tấm hình, cuối cùng chọn một cây bút và một quyển sách.
3 tuổi, mẹ lần đầu tiên gửi em đến nhà trẻ, em lặng thinh vứt hết đống khăn cô mới gấp, kéo tóc bạn gái, còn dành cả đồ chơi…
4 tuổi, tôi vừa biết đi xe đạp đã chở em bon bon trên con đường làng hun hút, em đút chân vào vòng quay bánh xe đạp mà cười toe. Cũng tuổi đó, em nháo suốt một ngày và không cần đi học mẫu giáo, ở nhà cũng đọc được viết được một cách nhanh chóng.
Em 5 tuổi tôi 9 tuổi, vườn nhà em trồng nhiều cây, khá nhiều sâu, giữa trưa em trốn mẹ không ngủ, ra vườn bắt toàn bộ rồi xếp hàng phơi nắng, hại tôi qua chơi phải khóc thét chạy về.
Sinh nhật 6 tuổi, mẹ tặng em con búp bê mắt chớp xinh xắn, buổi sáng mua buổi chiều mẹ hứa không mua nữa vì em bẻ búp bê rồi vứt mỗi góc nhà một bộ phận…
7 tuổi, em giấu mẹ theo tôi học võ, bắt đầu đánh nhau với người ta, an ổn làm "đại ca" và cuộc sống trôi qua yên bình suốt những năm em học cấp 1.
Em 12 tuổi thì tôi vừa đậu trường chuyên của tỉnh, trong bữa tiệc ăn mừng em len lén kéo tôi vào góc nhà rồi hôn má tôi thật khẽ, tôi nghe tìm mình rộn ràng còn mặt đỏ rực trong khi em hồn nhiên cười khúc khích.
15 tuổi, em học trường chuyên xa nhà thì tôi cũng vào đại học. Lần đầu tiên em khóc khi chia tay tôi, cũng là lần đầu tiên tôi chọc được em mà nghe lòng mình nghẹn đắng.
Tuổi dậy thì của em không có tôi bên cạnh…
Rồi em đậu vào đại học – ngôi trường một thời tôi học cũng là lúc tôi tốt nghiệp rời trường, cuộc sống của 2 đứa cứ vòng vo đầy những cuộc đuổi bắt.
Có em trong đời đã trở thành hạnh phúc và thói quen của tôi, thế nhưng em lớn rồi, em tòn teng với một mớ quan hệ không tên.
Trời Đà Nẵng về đông, mưa không lớn nhưng lạnh buốt và tinh khôi, em đi cái xe đạp cũ rích mượn được của cô bạn cùng phòng chạy qua chỗ tôi ở trọ, đám bạn tôi chọc về quan hệ giữa hai người, em tỉnh bơ: “Chồng em, em đi thăm không được hả?” kết quả tôi lại khóc thét vì bao lời thiên hạ muốn chọc em đều chạy qua tôi.
Nghỉ hè tôi và em cùng nhau về quê, em vẫn thích chạy xe đạp vào những buổi chiều trong lành trên con đường làng hun hút, vẫn thích kéo diều chạy chân không trên những cánh đồng trơ gốc rạ, vẫn thích rủ tôi đi bẻ trộm ngô hay trộm trái cây, trộm xong thì la lớn lên để chó đuổi, tiếng cười của em giòn tan trong gió.
Em tôi luôn đầy sức sống.
Chúng tôi có hàng xóm mới, là một chàng trai hơn em 2 tuổi, cậu ấy có nụ cười tỏa nắng, thích nghe nhạc rock, thích chăm xương rồng, thích thổi Harmonica và thích em.
Em 18 tuổi, em thử nghe nhạc rock, trồng hoa ti gôn trước sân, mơ màng nghe tiếng Harmonica, em nói chuyện với cậu ấy dịu dàng và che miệng cười duyên dáng.
Mùa hè năm ấy, nụ cười của em đầy ngọt ngào còn tiếng sáo của tôi không hề vang lên. Tôi dần quen với việc có thêm một người mới trong cuộc sống của chúng tôi và cuộc sống vẫn cứ tiếp tục…
…
Khi em 20, em hồn nhiên với những câu chuyện mình kể, vẫn bên tôi bằng cách cãi nhau, bằng cách bắt nạt tôi, bằng những sở thích trái ngược và bằng cách im lặng, sự im lặng thấu hiểu lẫn nhau.
21 tuổi, em trốn mất dạng, không thèm nhìn mặt anh hàng xóm vì trời mưa còn bắt em dầm mưa, trong khi em đi xe đạp vội quá, tôi cầm áo mưa chạy bộ không kịp, trở về ốm một trận nặng mấy hôm liền không cầm nổi điện thoại sao hỏi thăm em đây? Em tôi vẫn còn trẻ con lắm.
Rồi em có bạn trai – là cậu bạn hơn em 2 tuổi, bạn trai em dịu dàng, thích đọc sách khi rảnh rỗi và thích chăm sóc em từng chút, nhìn em hạnh phúc trong niềm vui mới, tôi mỉm cười mà nghe lòng xót xa.
Cô gái nhỏ của tôi cuối cùng đã trưởng thành, em không thuộc về tôi.
Em hay hẹn tôi cà phê sáng, vô tư mang tôi theo trong những lần hò hẹn của mình, em háo thắng cãi nhau với tôi rồi để bạn trai mình dùng nụ cười dịu dàng hòa giải. Khi ấy tôi đã 25, đã trưởng thành nhưng vẫn cố cãi chỉ để thấy em của những ngày xưa cũ. Tôi hoài niệm những gì đã qua.
Quen nhau được vài tháng thì chia tay, em không buồn không khóc chỉ mời tôi ăn kem giữa mùa đông khá lạnh và hương hoa sữa nồng nàn, em tự nhiên giành lấy khăn quàng trên cổ tôi rồi tự quàng vào cổ mình, em cười rất nhẹ: “Người ta không chịu nổi tính tùy hứng của em”. Thế thôi, rồi em đứng giữa phố cười giòn tan trong màn bụi hoa sữa rơi lả tả trên những góc đường.
Có một ngày em nhắn tin hỏi tôi:
“Sao anh chưa có người yêu?”
Tôi đang đi công tác và dành kha khá thời gian suy ngẫm để trả lời câu hỏi này của em:
“Bởi vì em chưa có bạn trai”.
Em trả lời gần như lập tức:
“Ủa, em không có bạn trai và anh không có bạn gái thì liên quan gì đến nhau chứ?”
“Anh đùa thôi, vì anh chưa muốn yêu đương”, thực ra thì tôi đã xóa đi một đoạn tin nhắn sau khi do dự khá nhiều: “và vì muốn chờ đợi em, vì muốn chắc rằng em hạnh phúc”.
Em bỗng dưng phát cáu qua tin nhắn:
“Hừ, mà thôi, kệ xác anh, anh có bạn gái hay không chả liên quan gì đến em, đồ nhát gan”.
Tin nhắn đầy giận dữ, tôi không rõ vì sao em giận nhưng lại vô cùng hoảng hốt khi tiếng giọng nữ êm dịu thông báo “Số máy quý khách vừa gọi hiện không liên lạc được xin quý khách vui lòng gọi lại sau”, em lại trốn mất khỏi đời tôi.
Tôi trở về sau chuyến công tác dài, em mời tôi sinh nhật bằng bữa cơm em nấu, nhìn bánh sinh nhật có tên tôi mà lòng hân hoan đến khó tả. Em chúc mừng sinh nhật tôi bằng rượu, tôi dở khóc dở cười khi em say, thế nhưng việc không ngờ nhất là em bỗng níu áo tôi, tát mạnh vào má tôi rồi bật cười ha hả:
“Rốt cuộc anh xem em là gì vậy chứ, em làm nhiều chuyện như vậy, thậm chí còn có cả bạn trai để khiêu khích mà anh cũng không hề phản ứng, rốt cuộc thì anh có yêu em hay không?”
Tôi điếng người nhìn từng giọt nước mắt em lăn dài trên má, bỗng thấy mình ngây thơ một cách tội nghiệp, tự cho mình thông minh trong tình yêu luôn là những người ngu ngốc nhất, tôi ngu ngốc đến độ yêu em nhưng không nhận ra em cũng yêu mình.
Lau nhẹ những giọt nước lăn dài trên má, vuốt hàng mi dài đang say ngủ của em mà lòng thỏa mãn, tôi đã muốn nhảy cẫng lên để thông báo cho cả thế giới biết tình yêu cả đời của tôi đã được đền đáp nhưng em thì ngủ ngon rồi.
…
Tôi 32 tuổi, một sáng thức dậy, em quấn tôi để hỏi:
“Chồng ơi, chồng à, sao ngày đó chồng hay bị em bắt nạt vậy?”
Tôi nhéo chóp mũi em mà mỉm cười hạnh phúc:
“Ngốc quá, con trai chỉ để con gái bắt nạt khi cô ấy là người quan trọng trong lòng mà thôi”.
Hôm nay, Blog truyện - BlogTM sẽ gửi đến các bạn một truyện ngắn có tựa đề: "Yêu là phải nói". Chúc các bạn một ngày cuối tuần nhiều niềm vui.
Em là cô gái tôi quen từ khi còn là thằng nhóc con 4 tuổi.
Sinh nhật 1 tuổi, lúc làm lễ đoán tương lai, em bẻ gãy một ống xi ranh, vò nát một bông hoa, đập vỡ một cái chén, cắn nát một tấm hình, cuối cùng chọn một cây bút và một quyển sách.
3 tuổi, mẹ lần đầu tiên gửi em đến nhà trẻ, em lặng thinh vứt hết đống khăn cô mới gấp, kéo tóc bạn gái, còn dành cả đồ chơi…
4 tuổi, tôi vừa biết đi xe đạp đã chở em bon bon trên con đường làng hun hút, em đút chân vào vòng quay bánh xe đạp mà cười toe. Cũng tuổi đó, em nháo suốt một ngày và không cần đi học mẫu giáo, ở nhà cũng đọc được viết được một cách nhanh chóng.
Em 5 tuổi tôi 9 tuổi, vườn nhà em trồng nhiều cây, khá nhiều sâu, giữa trưa em trốn mẹ không ngủ, ra vườn bắt toàn bộ rồi xếp hàng phơi nắng, hại tôi qua chơi phải khóc thét chạy về.
Sinh nhật 6 tuổi, mẹ tặng em con búp bê mắt chớp xinh xắn, buổi sáng mua buổi chiều mẹ hứa không mua nữa vì em bẻ búp bê rồi vứt mỗi góc nhà một bộ phận…
7 tuổi, em giấu mẹ theo tôi học võ, bắt đầu đánh nhau với người ta, an ổn làm "đại ca" và cuộc sống trôi qua yên bình suốt những năm em học cấp 1.
Em 12 tuổi thì tôi vừa đậu trường chuyên của tỉnh, trong bữa tiệc ăn mừng em len lén kéo tôi vào góc nhà rồi hôn má tôi thật khẽ, tôi nghe tìm mình rộn ràng còn mặt đỏ rực trong khi em hồn nhiên cười khúc khích.
15 tuổi, em học trường chuyên xa nhà thì tôi cũng vào đại học. Lần đầu tiên em khóc khi chia tay tôi, cũng là lần đầu tiên tôi chọc được em mà nghe lòng mình nghẹn đắng.
Tuổi dậy thì của em không có tôi bên cạnh…
Rồi em đậu vào đại học – ngôi trường một thời tôi học cũng là lúc tôi tốt nghiệp rời trường, cuộc sống của 2 đứa cứ vòng vo đầy những cuộc đuổi bắt.
Có em trong đời đã trở thành hạnh phúc và thói quen của tôi, thế nhưng em lớn rồi, em tòn teng với một mớ quan hệ không tên.
Trời Đà Nẵng về đông, mưa không lớn nhưng lạnh buốt và tinh khôi, em đi cái xe đạp cũ rích mượn được của cô bạn cùng phòng chạy qua chỗ tôi ở trọ, đám bạn tôi chọc về quan hệ giữa hai người, em tỉnh bơ: “Chồng em, em đi thăm không được hả?” kết quả tôi lại khóc thét vì bao lời thiên hạ muốn chọc em đều chạy qua tôi.
Nghỉ hè tôi và em cùng nhau về quê, em vẫn thích chạy xe đạp vào những buổi chiều trong lành trên con đường làng hun hút, vẫn thích kéo diều chạy chân không trên những cánh đồng trơ gốc rạ, vẫn thích rủ tôi đi bẻ trộm ngô hay trộm trái cây, trộm xong thì la lớn lên để chó đuổi, tiếng cười của em giòn tan trong gió.
Em tôi luôn đầy sức sống.
Chúng tôi có hàng xóm mới, là một chàng trai hơn em 2 tuổi, cậu ấy có nụ cười tỏa nắng, thích nghe nhạc rock, thích chăm xương rồng, thích thổi Harmonica và thích em.
Em 18 tuổi, em thử nghe nhạc rock, trồng hoa ti gôn trước sân, mơ màng nghe tiếng Harmonica, em nói chuyện với cậu ấy dịu dàng và che miệng cười duyên dáng.
Mùa hè năm ấy, nụ cười của em đầy ngọt ngào còn tiếng sáo của tôi không hề vang lên. Tôi dần quen với việc có thêm một người mới trong cuộc sống của chúng tôi và cuộc sống vẫn cứ tiếp tục…
…
Khi em 20, em hồn nhiên với những câu chuyện mình kể, vẫn bên tôi bằng cách cãi nhau, bằng cách bắt nạt tôi, bằng những sở thích trái ngược và bằng cách im lặng, sự im lặng thấu hiểu lẫn nhau.
21 tuổi, em trốn mất dạng, không thèm nhìn mặt anh hàng xóm vì trời mưa còn bắt em dầm mưa, trong khi em đi xe đạp vội quá, tôi cầm áo mưa chạy bộ không kịp, trở về ốm một trận nặng mấy hôm liền không cầm nổi điện thoại sao hỏi thăm em đây? Em tôi vẫn còn trẻ con lắm.
Rồi em có bạn trai – là cậu bạn hơn em 2 tuổi, bạn trai em dịu dàng, thích đọc sách khi rảnh rỗi và thích chăm sóc em từng chút, nhìn em hạnh phúc trong niềm vui mới, tôi mỉm cười mà nghe lòng xót xa.
Cô gái nhỏ của tôi cuối cùng đã trưởng thành, em không thuộc về tôi.
Em hay hẹn tôi cà phê sáng, vô tư mang tôi theo trong những lần hò hẹn của mình, em háo thắng cãi nhau với tôi rồi để bạn trai mình dùng nụ cười dịu dàng hòa giải. Khi ấy tôi đã 25, đã trưởng thành nhưng vẫn cố cãi chỉ để thấy em của những ngày xưa cũ. Tôi hoài niệm những gì đã qua.
Quen nhau được vài tháng thì chia tay, em không buồn không khóc chỉ mời tôi ăn kem giữa mùa đông khá lạnh và hương hoa sữa nồng nàn, em tự nhiên giành lấy khăn quàng trên cổ tôi rồi tự quàng vào cổ mình, em cười rất nhẹ: “Người ta không chịu nổi tính tùy hứng của em”. Thế thôi, rồi em đứng giữa phố cười giòn tan trong màn bụi hoa sữa rơi lả tả trên những góc đường.
Có một ngày em nhắn tin hỏi tôi:
“Sao anh chưa có người yêu?”
Tôi đang đi công tác và dành kha khá thời gian suy ngẫm để trả lời câu hỏi này của em:
“Bởi vì em chưa có bạn trai”.
Em trả lời gần như lập tức:
“Ủa, em không có bạn trai và anh không có bạn gái thì liên quan gì đến nhau chứ?”
“Anh đùa thôi, vì anh chưa muốn yêu đương”, thực ra thì tôi đã xóa đi một đoạn tin nhắn sau khi do dự khá nhiều: “và vì muốn chờ đợi em, vì muốn chắc rằng em hạnh phúc”.
Em bỗng dưng phát cáu qua tin nhắn:
“Hừ, mà thôi, kệ xác anh, anh có bạn gái hay không chả liên quan gì đến em, đồ nhát gan”.
Tin nhắn đầy giận dữ, tôi không rõ vì sao em giận nhưng lại vô cùng hoảng hốt khi tiếng giọng nữ êm dịu thông báo “Số máy quý khách vừa gọi hiện không liên lạc được xin quý khách vui lòng gọi lại sau”, em lại trốn mất khỏi đời tôi.
Tôi trở về sau chuyến công tác dài, em mời tôi sinh nhật bằng bữa cơm em nấu, nhìn bánh sinh nhật có tên tôi mà lòng hân hoan đến khó tả. Em chúc mừng sinh nhật tôi bằng rượu, tôi dở khóc dở cười khi em say, thế nhưng việc không ngờ nhất là em bỗng níu áo tôi, tát mạnh vào má tôi rồi bật cười ha hả:
“Rốt cuộc anh xem em là gì vậy chứ, em làm nhiều chuyện như vậy, thậm chí còn có cả bạn trai để khiêu khích mà anh cũng không hề phản ứng, rốt cuộc thì anh có yêu em hay không?”
Tôi điếng người nhìn từng giọt nước mắt em lăn dài trên má, bỗng thấy mình ngây thơ một cách tội nghiệp, tự cho mình thông minh trong tình yêu luôn là những người ngu ngốc nhất, tôi ngu ngốc đến độ yêu em nhưng không nhận ra em cũng yêu mình.
Lau nhẹ những giọt nước lăn dài trên má, vuốt hàng mi dài đang say ngủ của em mà lòng thỏa mãn, tôi đã muốn nhảy cẫng lên để thông báo cho cả thế giới biết tình yêu cả đời của tôi đã được đền đáp nhưng em thì ngủ ngon rồi.
…
Tôi 32 tuổi, một sáng thức dậy, em quấn tôi để hỏi:
“Chồng ơi, chồng à, sao ngày đó chồng hay bị em bắt nạt vậy?”
Tôi nhéo chóp mũi em mà mỉm cười hạnh phúc:
“Ngốc quá, con trai chỉ để con gái bắt nạt khi cô ấy là người quan trọng trong lòng mà thôi”.
Truyện ngắn sưu tầm
Read More...
Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014
YÊU VÀ TRỌNG
"Yêu và Trọng" - đôi dòng suy nghĩ rất hay và sâu sắc của tác giả. Hãy đọc và suy nghĩ nhé các chàng trai. Còn với mình, đàn bà và đàn ông luôn bình đẳng, không chỉ yêu thương mà còn đó sự tôn trọng. Vẫn trêu một câu là "...đội vợ lên đầu, trường sinh bất lão!" - đùa chứ, ối người vẫn mong trường sinh đó nhé.
Sáng đầu tuần, cô tạp vụ nghỉ ốm, thế là mất suất cà phê sáng. Cố nhịn, rồi không chịu nổi, tôi bỏ việc lượn ra đầu phố ngồi uống cà phê.
Cạnh bàn, mấy chàng đang ngồi gác chân lên ghế tán chuyện:
Chàng già: "Mẹ, đang vui thì mày bỏ về."
Chàng trẻ: "Vợ em nó ốm nghén nằm bẹp. Em phải về xem nó ăn uống thế nào."
Chàng già: "Mày đúng là thằng núp váy vợ. Bảo nó mua phở về mà ăn. Mất mẹ nó một chân phỏm, vỡ cả trận."
Chàng béo: "Mày đội nó lên đầu thế, rồi có ngày nó vặt hết cả râu lẫn tóc mày đi."
Có cái gì đó quen quen trong cách những người đàn ông nói chuyện. Tôi chắc bạn đã từng nghe những cuộc đối thoại như thế cả trăm lần ở những bữa nhậu, ở quán bia hơi luôn chật cứng đàn ông sau giờ làm việc, ở bàn ăn trưa của dân văn phòng và cả ở phòng nước của những trường kỹ thuật.
Tôi nhớ lại bữa trưa đầy nước mắt của bạn tôi. Nàng ngồi ăn, mà nước mắt lã chã rơi xuống bát cháo còn đầy nhưng đã nguội. Người đàn bà trẻ xinh đẹp, giỏi giang và đoan trang mà tôi thầm ngưỡng mộ ấy đã luôn ngồi xuống để chồng mình đứng cao hơn, đã luôn bước lùi lại để chồng mình luôn nổi bật, đã vừa đánh răng vừa cọ toa lét buổi sáng, vừa lau bếp vừa cho hai đứa con mọn ăn mỗi buổi chiều về.
Vậy mà cái mà nàng nhận được là sự lười biếng gia tăng của gã chồng, là việc hắn nghi ngờ mỗi khi vợ đi làm về trễ, là những lời nhiếc móc và sự hằn học, bởi trong sâu thẳm, hắn hiểu rằng hắn không xứng đáng với nàng. Và để vùi dập đi sự tự ti nội tại, để vuốt ve sĩ diện bên ngoài, hắn ra sức hành tỏi ra oai với vợ trước mặt người khác, ra sức ủ mưu kìm tỏa, vây hãm vợ trong nhà.
Hắn nào hiểu được rằng quát tháo hay kiềm tỏa chỉ có thể làm bạn tôi đau khổ vì đã chọn nhầm người, không thể làm cho nàng ngừng xinh đẹp hay tỏa sáng, lại càng không làm nàng yêu hay trọng hắn hơn. Và rồi cốc nóng quá thì tay phải buông, đến con giun xéo mãi cũng phải quằn, nói gì đến vợ.
Tôi nhớ lại đêm tôi sinh con gái, máu chảy vọt thành dòng, nằm nghe máu thấm qua chiếu, nhỏ giọt xuống nền đá hoa bệnh viện. Chồng mua giấy bản, lót xuống dưới chiếu, bế vợ xuống lau rửa, rồi lại đặt vợ lên. Chồng tôi vốn xưa nay sợ máu, nhưng vẫn muốn tự mình chăm vợ đẻ. Vì điều ấy, tôi không thể nào mở miệng cãi hỗn với chồng suốt những năm sau, lại càng không dám kể lể công lao hay bì tị việc này việc nọ. Hóa ra, có những lúc người đàn ông tưởng mình mềm yếu nhất, là lúc họ làm người đàn bà yêu kính họ nhiều hơn cả.
Tôi đứng dậy, trả tiền, bước ra khỏi quán, không quên lườm mấy gã đàn ông một cái thật dài. Cậu chàng đang bị bạn mắng còn rất trẻ, nét mặt bối rối, ngượng ngập cười xí xóa như thể mình vừa làm một việc chẳng xứng đàn ông. Sao những người đàn ông kia lại coi cử chỉ chăm sóc bình thường với vợ như một hành vi mất mặt? Và bao lâu nữa, chàng trai trẻ nọ cũng sẽ trở thành một người như họ?
Nếu bạn là đàn ông và bạn đọc bài này, xin hiểu rằng đàn bà thực ra vô cùng đơn giản. Họ trọng chồng không phải bởi số tiền anh ta kiếm được, chiếc nhẫn hạt xoàn anh ta đã mua cho, hoặc anh ta oai phong hào nhoáng thế nào ngoài đường ngoài chợ, mà bởi việc anh đã bế vợ trên tay thế nào khi chị ốm, đã nằm nghe nàng luyên thuyên kể chuyện nhà-chuyện bếp-chuyện đời đến lúc tàn đêm ra sao, đã thức pha sữa thay bỉm cho con và chăm cha vợ ốm thế nào.
Đàn bà không cần gì to tát, họ chỉ cần yêu thương và bản lĩnh. Yêu thương đủ để sưởi ấm họ. Bản lĩnh đủ để nhường nhịn, khoan dung thói đàn bà mà không sợ bị lấn át, đủ để làm những việc nhỏ nhặt cho họ mà chẳng sợ bạn bè khích bác, đủ để cho vợ đứng ngang mình trong nhà - ngoài ngõ.
Bởi yêu và trọng của đàn bà thật ra rất gần nhau. Read More...
Sáng đầu tuần, cô tạp vụ nghỉ ốm, thế là mất suất cà phê sáng. Cố nhịn, rồi không chịu nổi, tôi bỏ việc lượn ra đầu phố ngồi uống cà phê.
Cạnh bàn, mấy chàng đang ngồi gác chân lên ghế tán chuyện:
Chàng già: "Mẹ, đang vui thì mày bỏ về."
Chàng trẻ: "Vợ em nó ốm nghén nằm bẹp. Em phải về xem nó ăn uống thế nào."
Chàng già: "Mày đúng là thằng núp váy vợ. Bảo nó mua phở về mà ăn. Mất mẹ nó một chân phỏm, vỡ cả trận."
Chàng béo: "Mày đội nó lên đầu thế, rồi có ngày nó vặt hết cả râu lẫn tóc mày đi."
Có cái gì đó quen quen trong cách những người đàn ông nói chuyện. Tôi chắc bạn đã từng nghe những cuộc đối thoại như thế cả trăm lần ở những bữa nhậu, ở quán bia hơi luôn chật cứng đàn ông sau giờ làm việc, ở bàn ăn trưa của dân văn phòng và cả ở phòng nước của những trường kỹ thuật.
Tôi nhớ lại bữa trưa đầy nước mắt của bạn tôi. Nàng ngồi ăn, mà nước mắt lã chã rơi xuống bát cháo còn đầy nhưng đã nguội. Người đàn bà trẻ xinh đẹp, giỏi giang và đoan trang mà tôi thầm ngưỡng mộ ấy đã luôn ngồi xuống để chồng mình đứng cao hơn, đã luôn bước lùi lại để chồng mình luôn nổi bật, đã vừa đánh răng vừa cọ toa lét buổi sáng, vừa lau bếp vừa cho hai đứa con mọn ăn mỗi buổi chiều về.
Vậy mà cái mà nàng nhận được là sự lười biếng gia tăng của gã chồng, là việc hắn nghi ngờ mỗi khi vợ đi làm về trễ, là những lời nhiếc móc và sự hằn học, bởi trong sâu thẳm, hắn hiểu rằng hắn không xứng đáng với nàng. Và để vùi dập đi sự tự ti nội tại, để vuốt ve sĩ diện bên ngoài, hắn ra sức hành tỏi ra oai với vợ trước mặt người khác, ra sức ủ mưu kìm tỏa, vây hãm vợ trong nhà.
Hắn nào hiểu được rằng quát tháo hay kiềm tỏa chỉ có thể làm bạn tôi đau khổ vì đã chọn nhầm người, không thể làm cho nàng ngừng xinh đẹp hay tỏa sáng, lại càng không làm nàng yêu hay trọng hắn hơn. Và rồi cốc nóng quá thì tay phải buông, đến con giun xéo mãi cũng phải quằn, nói gì đến vợ.
Tôi nhớ lại đêm tôi sinh con gái, máu chảy vọt thành dòng, nằm nghe máu thấm qua chiếu, nhỏ giọt xuống nền đá hoa bệnh viện. Chồng mua giấy bản, lót xuống dưới chiếu, bế vợ xuống lau rửa, rồi lại đặt vợ lên. Chồng tôi vốn xưa nay sợ máu, nhưng vẫn muốn tự mình chăm vợ đẻ. Vì điều ấy, tôi không thể nào mở miệng cãi hỗn với chồng suốt những năm sau, lại càng không dám kể lể công lao hay bì tị việc này việc nọ. Hóa ra, có những lúc người đàn ông tưởng mình mềm yếu nhất, là lúc họ làm người đàn bà yêu kính họ nhiều hơn cả.
Tôi đứng dậy, trả tiền, bước ra khỏi quán, không quên lườm mấy gã đàn ông một cái thật dài. Cậu chàng đang bị bạn mắng còn rất trẻ, nét mặt bối rối, ngượng ngập cười xí xóa như thể mình vừa làm một việc chẳng xứng đàn ông. Sao những người đàn ông kia lại coi cử chỉ chăm sóc bình thường với vợ như một hành vi mất mặt? Và bao lâu nữa, chàng trai trẻ nọ cũng sẽ trở thành một người như họ?
Nếu bạn là đàn ông và bạn đọc bài này, xin hiểu rằng đàn bà thực ra vô cùng đơn giản. Họ trọng chồng không phải bởi số tiền anh ta kiếm được, chiếc nhẫn hạt xoàn anh ta đã mua cho, hoặc anh ta oai phong hào nhoáng thế nào ngoài đường ngoài chợ, mà bởi việc anh đã bế vợ trên tay thế nào khi chị ốm, đã nằm nghe nàng luyên thuyên kể chuyện nhà-chuyện bếp-chuyện đời đến lúc tàn đêm ra sao, đã thức pha sữa thay bỉm cho con và chăm cha vợ ốm thế nào.
Đàn bà không cần gì to tát, họ chỉ cần yêu thương và bản lĩnh. Yêu thương đủ để sưởi ấm họ. Bản lĩnh đủ để nhường nhịn, khoan dung thói đàn bà mà không sợ bị lấn át, đủ để làm những việc nhỏ nhặt cho họ mà chẳng sợ bạn bè khích bác, đủ để cho vợ đứng ngang mình trong nhà - ngoài ngõ.
Bởi yêu và trọng của đàn bà thật ra rất gần nhau. Read More...
Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014
Truyện ngắn: Ngày chủ nhật của ba
Blog truyện - BlogTM giới thiệu đến các bạn truyện ngắn rất hay và xúc động với tựa đề: "Ngày chủ nhật của Ba". Chúc các bạn một ngày mới nhiều niềm vui.
Tiếng trống trường vang lên từ hồi nào rồi. Trời nắng, chiếu xuống đường, chỉ để lại một khoảng bóng râm từ trên cây đổ xuống. Cô bé My đi đi lại lại, đôi mắt nó cay cay khi nhìn thấy mấy đứa bạn được ba mẹ đến đón. Một tiếng thở dài, nó quay lại nhìn hướng xa xăm.
Nó reo lên sung sướng khi nhìn thấy ba nó đang cầm hai que kem chạy tung tăng lại chỗ nó.
con bé cười sung sướng
- Ba! Lần sau ba đi từ từ, không được chạy nhanh vậy vấp ngã đó.
Ba nó gật đầu lia lịa. Rồi vội đưa cho nó que kem socola, con bé cầm lấy ngay.
Con bé hỏi:
- Sao đợt này trông ba gầy vậy? Ba lại ăn mì gói hả?
Ba My vội lắc đầu, cười tươi giơ hai tay khua khua
- Ba …ba ăn cơm.
- Đúng rồi ba phải ăn cơm. Hôm trước con có dạy ba cắm cơm ba nhớ chứ?
Ba My vội gật đầu lia lịa.
Hai ba con dắt nhau tung tăng trên phố. Khi đi ngang qua một cửa hàng, My đứng ngắm nhìn cái váy màu trắng điệu đà. Ba My quay lại chỗ My, ông nhìn chăm chú vào chiếc váy.
- Oa đẹp quá. – Ba My reo lên.
- Đẹp đúng không ba?
- Con thích cái này không? Ba sẽ đi lấy nó.
Ba My định bước vào cửa hàng lấy thật. Cô bé vội nắm lấy tay ba.
- Ba à. Phải có tiền, không có tiền họ không cho lấy đâu. Con hết thích cái váy đó rồi.
Hai ba con lại nắm chặt tay tung tăng.
My dạy cho ba cách nhặt rau, cho vào nồi nấu. Cách rán trứng, ba My rán lần nào cũng bị cháy khiến cô bé phát hoảng, bực bội, càng thương ba hơn.
Cuối cùng bữa ăn cũng đã hoàn thành, trên bàn ăn mặc dù rau muống luộc vẫn chưa chín hẳn, trứng rán có phần cháy. Cơm vẫn còn hạt sống. Nhưng hai ba con vẫn ăn ngon lành cười cả buổi ăn.
Ngày chủ nhật cũng đã hết. Bé My quyến luyến ba. Nó thật sự không muốn chia tay với ba tẹo nào, ba nó nhảy điệu nhảy tạm biệt con bé. Nó đi nửa đường lại vội chạy lại ôm ba nó.
- Ba, phải nhớ con dặn đó. Nếu bị bỏng phải lấy kem đánh răng bôi vào.
Mẹ nó phát hoảng kiểu của hai ba con quá.
- Nhanh lên My!!!!
My đứng cổng trường đợi mẹ. Nó ngóng trông bên này bên khác.
Mẹ nó đến rồi, mẹ nó đang ngồi trên xe LX. My nhìn thấy mẹ từ xa, nhưng mặt nó vẫn tiu nghỉu. Lần này mẹ My không đến một mình, mà đi cùng một người đàn ông già hơn mẹ nó nhiều. Nhìn cử chỉ là biết mẹ My rất thích ông ấy. Thấy My xị mặt mẹ My vội vàng nắm tay My.
Người đàn ông nhìn My cười rất tươi:
- Để chú bế con lên xe nhé.
My không chịu, nó không thích điều đó tẹo nào.
- Con không thích ông ta, mẹ đuổi ông ấy đi đi!
Người đàn ông đứng sững lại, rồi cố gắng nở nụ cười gượng ép.
- My sao con lại hỗn vậy? Mau xin lỗi chú Linh ngay.
Bị mẹ quát, My đứng lì lợm. My nhất định không xin lỗi. Thấy tình hình căng thẳng người đàn ông vội vàng xua đi.
- Không sao cả, chú đưa con đi ăn pizza nhé.
My không thèm nhìn mặt ông ta, nó quay sang mẹ nó:
- Mẹ con muốn ăn kem socola.
- Con không được ăn kem, dễ viêm họng.
- Nhưng ba vẫn cho con ăn đó thôi.
- Ba, ba… mày muốn giống như ba mày hả???
Mẹ My lườm My một cái rồi kéo tay My, lôi đi đến chỗ chiếc xe.
Về đến nhà cô bé vội chạy đến tờ lịch miệng lẩm bẩm: Thứ 2, thứ 3, thứ 4, …thứ 6. Bỗng My reo lên rất sung sướng: “Ngày kia là chủ nhật, được tới nhà ba rồi.” Cô bé tung tăng chạy vào phòng mẹ thì thấy mẹ và chú ấy đang ôm nhau. Đôi mắt con bé mở to tròn, nó lẳng lặng đóng vội cánh cửa lại.
My ôm con gấu lang thang. Đôi mắt con bé ươn ướt, con bé ngồi trên xích đu. Nó thủ thỉ với con búp bê đang cầm trên tay, nước mắt chảy dài.
- Tại sao mẹ lại không làm thế với ba?
- Tại sao mẹ không cho ba ở cùng?
Con bé ôm con búp bê vào lòng. Tiếng gọi My về ăn vang lên, con bé lủi thủi đứng dậy bước đi về nhà. Mẹ My, nhưng biết con gái đang giận mình. Cả ngày hôm đó con bé cứ lủi thủi trong phòng.
Đứng trước cửa hàng lớn, ông nhìn vào nhưng không còn thấy chiếc váy mà con gái ông thích nữa. Nỗi hụt hẫng thể hiện trên khuôn mặt ông.
Ông vào tận cửa hàng tìm kiếm, lật tung cả lên trong cửa hàng. Mọi người không hiểu gì, biết ông có vấn đề nên đã gọi bảo vệ đưa ông ra. Bọn chúng còn đánh ông bị thương.
Biết là không mua được món quà yêu thích cho con gái, ông buồn lắm. Cứ thế miệng liên tục xin lỗi con gái.
Bỗng mắt ông sáng lên khi nhìn thấy chiếc váy màu trắng, giống y như chiếc váy mà ông và con gái đã nhìn ở cửa hàng, chiếc váy được bày bán ngoài vỉa hè. Ông sung sướng, chạy đến. Bà bán hàng chưa kịp mời mua, ông đã giật vội chiếc váy xuống xoay xoay. Người bàn hàng cười bảo:
- Cái váy này, con gái ông mà mặc thì chỉ có nhất.
Ông cười gật đầu bảo
- Bé My mặc sẽ xinh lắm…
Người bán hàng cười bảo giá với ông là 300 nghìn. Ông đưa cả đống tiền lẻ cho bà bán hàng, bà bán hàng quá ngán nhìn đống tiền lẻ. Ngước mắt nhìn ông chỉ vào số tiền.
- Tất cả đây là bao nhiêu?
Kệ bà bán hàng, giờ thì ông không quan tâm bất cứ điều gì. Ông chỉ quan tâm một điều duy nhất, phải mang cái váy này cho bé My. Cứ thế ông ôm chiếc váy bỏ chạy, kệ bà bán hàng đang ngồi điếm từng đồng thở dài.
Một ngày chủ nhật lại tới. Con bé vừa mới ngủ dậy đầu tóc rối tung chạy xuống. Nó nhìn thấy mẹ đang nấu ăn,.
- Hôm nay là chủ nhật mẹ cho con tới chỗ ba mẹ nhé.
- Không được hôm nay là sinh nhật con tròn 9 tuổi, Chú Linh sẽ cho con đi công viên nước chơi.
- Không con không thích, con muốn đến chỗ ba cơ. – Con bé nắm lấy áo mẹ dùng dằng.
- Sao lúc nào con cũng ba thế, con nuốn giống một người thiểu năng như ba con sao?
My bật khóc bỏ lên phòng.
Chú Linh tới mang tặng cho My món quà. Vừa cầm món quà Chú Linh tặng My đã vứt nó chỏng chơ dưới nền nhà. Linh nản quá bỏ đi.
- Anh chịu hết nổi với con gái em rồi.
Mẹ My dỗ dành mãi, hứa ngày mai sẽ đưa My đến chỗ ba chơi, My đồng ý cho mẹ bóc món quà đó ra.
- Oa, một chiếc váy đáng yêu. – Mẹ My thốt lên
My nhìn thấy chiếc váy, nó nhận ra ngay là chiếc váy mà ba với nó từng gặp. Chiếc váy nó khao khát được mặc, cuối cùng mong muốn có được cái váy cũng được thực hiện, nhưng nó không thích ông chú đó tẹo nào cả. Bất đắc dĩ nó mới chịu mặc chiếc váy do ông đấy mua, vì nó nghĩ chỉ cần ngày mai thôi, nó sẽ được ở với ba nó.
Nó mặc chiếc váy xinh đẹp, mà khuôn mặt buồn thiu. Mẹ nó và chú ấy nắm tay nhau bước ra, họ cười hí hửng. Bước xuống thềm nhà nắm lấy tay bé My, ai nhìn vào cũng tưởng đây là một gia đình hạnh phúc.
- Đi công viên nước thôi. – Mẹ My vui vẻ bảo với con gái
Chú Linh xuống mở cánh cửa xe ô tô cho hai mẹ con My.
Ba My ôm chiếc váy vào ngực. Ông sững lại khi nhìn thấy Bé My đang mặc chiếc váy điệu đà mà bé yêu thích, họ đang rất hạnh phúc. Chiếc xe nổ máy đi khuất, ba My đứng sững lại. Ông toan bước đi, chần chừ một lúc ông đặt túi váy để ở trước cửa nhà.
Mẹ My và chú Linh chuẩn bị bữa tiệc sinh nhật cho My, mọi người đã đến đông. Đợi mãi nhân vật chính vẫn chưa xuất hiện. Tưởng rằng con bé đang hồi hộp vì đây là lần đầu tiên con bé có buổi tiệc sinh nhật lớn và nhiều bạn bè đến vậy, mẹ My nghĩ trong bụng chắc chắn con bé sẽ hạnh phúc và vui lắm.
Đợi mãi, mọi người bắt đầu nôn nóng. Mẹ My mất hết kiên nhẫn chạy lên phòng gọi
- My ơi, con làm gì mà lâu vậy?
Không thấy tiếng đáp lại, đinh ninh có chuyện gì rồi. Mẹ My vội chạy lên xem. Cánh cửa được chèn bởi mấy cái ghế nhựa. Căn phòng không có ai, ngoài chiếc váy Linh đã mua tặng, nó cởi và để gọn trên giường. Mẹ My vội gọi Linh lên xem, lo lắng hốt hoảng. Buổi tiệc sinh nhật của My thành buổi tìm kiếm My.
Linh tìm được tờ giấy đưa cho Mẹ My, nét chữ bé My ghi ngắn gọn:
” Mẹ ơi, mẹ đừng lo cho con nhé. Hôm nay là chủ nhật mẹ ạ”.
Bây giờ mẹ My mới nhớ ra. Cô đã hứa với con bé là cứ đến chủ nhật hàng tuần con bé sẽ được tới thăm ba. Mà hôm nay là chủ nhật cô quên mất. Linh lấy xe chở Mẹ My đến chỗ ba My.
Căn nhà nhỏ nằm bên trong con đường vắng. Bố My là người thiểu năng trí tuệ. Hồi đó mẹ My bỏ nhà từ quê lên thành phố lập nghiệp, không may bị bọn hư đốn hiếp, không đâu nương tựa. May được bố My cứu, dù bị thiểu năng trí tuệ nhưng bố My đối xử với mẹ My rất tốt. Mặc dù My không phải là con đẻ nhưng bố My luôn yêu thương My hết mực.
Cũng chính vì lòng tốt của ba My mà mãi đến tận 8 năm mẹ My mới dứt khoát rời bỏ bố My. Nhưng với My ba nó là tất cả, là niềm vui, là cuộc sống của nó.
Ánh đèn le lói từ ngôi nhà nhỏ phát ra ngoài, tiếng hát, xen lẫn tiếng cười vang lên. Mẹ My và Linh nhìn qua khe cửa thấy con bé đang ôm cổ ba nó cười sảng khoái, dưới đất là mấy cái bánh trứng món con bé thích ăn nhất vì là của ba nó làm, được cắm nến xung quanh. Hai ba con nhảy điệu nhảy chỉ hai ba con họ mới biết.
Mẹ My bước ra ngoài, để lại tiếng cười sau lưng.
Ba, ba… mày muốn giống như ba mày hả???
Mẹ My lườm My một cái rồi kéo tay My, lôi đi đến chỗ chiếc xe.
Tiếng trống trường vang lên từ hồi nào rồi. Trời nắng, chiếu xuống đường, chỉ để lại một khoảng bóng râm từ trên cây đổ xuống. Cô bé My đi đi lại lại, đôi mắt nó cay cay khi nhìn thấy mấy đứa bạn được ba mẹ đến đón. Một tiếng thở dài, nó quay lại nhìn hướng xa xăm.
Nó reo lên sung sướng khi nhìn thấy ba nó đang cầm hai que kem chạy tung tăng lại chỗ nó.
con bé cười sung sướng
- Ba! Lần sau ba đi từ từ, không được chạy nhanh vậy vấp ngã đó.
Ba nó gật đầu lia lịa. Rồi vội đưa cho nó que kem socola, con bé cầm lấy ngay.
Con bé hỏi:
- Sao đợt này trông ba gầy vậy? Ba lại ăn mì gói hả?
Ba My vội lắc đầu, cười tươi giơ hai tay khua khua
- Ba …ba ăn cơm.
- Đúng rồi ba phải ăn cơm. Hôm trước con có dạy ba cắm cơm ba nhớ chứ?
Ba My vội gật đầu lia lịa.
Hai ba con dắt nhau tung tăng trên phố. Khi đi ngang qua một cửa hàng, My đứng ngắm nhìn cái váy màu trắng điệu đà. Ba My quay lại chỗ My, ông nhìn chăm chú vào chiếc váy.
- Oa đẹp quá. – Ba My reo lên.
- Đẹp đúng không ba?
- Con thích cái này không? Ba sẽ đi lấy nó.
Ba My định bước vào cửa hàng lấy thật. Cô bé vội nắm lấy tay ba.
- Ba à. Phải có tiền, không có tiền họ không cho lấy đâu. Con hết thích cái váy đó rồi.
Hai ba con lại nắm chặt tay tung tăng.
My dạy cho ba cách nhặt rau, cho vào nồi nấu. Cách rán trứng, ba My rán lần nào cũng bị cháy khiến cô bé phát hoảng, bực bội, càng thương ba hơn.
Cuối cùng bữa ăn cũng đã hoàn thành, trên bàn ăn mặc dù rau muống luộc vẫn chưa chín hẳn, trứng rán có phần cháy. Cơm vẫn còn hạt sống. Nhưng hai ba con vẫn ăn ngon lành cười cả buổi ăn.
Ngày chủ nhật cũng đã hết. Bé My quyến luyến ba. Nó thật sự không muốn chia tay với ba tẹo nào, ba nó nhảy điệu nhảy tạm biệt con bé. Nó đi nửa đường lại vội chạy lại ôm ba nó.
- Ba, phải nhớ con dặn đó. Nếu bị bỏng phải lấy kem đánh răng bôi vào.
Mẹ nó phát hoảng kiểu của hai ba con quá.
- Nhanh lên My!!!!
My đứng cổng trường đợi mẹ. Nó ngóng trông bên này bên khác.
Mẹ nó đến rồi, mẹ nó đang ngồi trên xe LX. My nhìn thấy mẹ từ xa, nhưng mặt nó vẫn tiu nghỉu. Lần này mẹ My không đến một mình, mà đi cùng một người đàn ông già hơn mẹ nó nhiều. Nhìn cử chỉ là biết mẹ My rất thích ông ấy. Thấy My xị mặt mẹ My vội vàng nắm tay My.
Người đàn ông nhìn My cười rất tươi:
- Để chú bế con lên xe nhé.
My không chịu, nó không thích điều đó tẹo nào.
- Con không thích ông ta, mẹ đuổi ông ấy đi đi!
Người đàn ông đứng sững lại, rồi cố gắng nở nụ cười gượng ép.
- My sao con lại hỗn vậy? Mau xin lỗi chú Linh ngay.
Bị mẹ quát, My đứng lì lợm. My nhất định không xin lỗi. Thấy tình hình căng thẳng người đàn ông vội vàng xua đi.
- Không sao cả, chú đưa con đi ăn pizza nhé.
My không thèm nhìn mặt ông ta, nó quay sang mẹ nó:
- Mẹ con muốn ăn kem socola.
- Con không được ăn kem, dễ viêm họng.
- Nhưng ba vẫn cho con ăn đó thôi.
- Ba, ba… mày muốn giống như ba mày hả???
Mẹ My lườm My một cái rồi kéo tay My, lôi đi đến chỗ chiếc xe.
Về đến nhà cô bé vội chạy đến tờ lịch miệng lẩm bẩm: Thứ 2, thứ 3, thứ 4, …thứ 6. Bỗng My reo lên rất sung sướng: “Ngày kia là chủ nhật, được tới nhà ba rồi.” Cô bé tung tăng chạy vào phòng mẹ thì thấy mẹ và chú ấy đang ôm nhau. Đôi mắt con bé mở to tròn, nó lẳng lặng đóng vội cánh cửa lại.
My ôm con gấu lang thang. Đôi mắt con bé ươn ướt, con bé ngồi trên xích đu. Nó thủ thỉ với con búp bê đang cầm trên tay, nước mắt chảy dài.
- Tại sao mẹ lại không làm thế với ba?
- Tại sao mẹ không cho ba ở cùng?
Con bé ôm con búp bê vào lòng. Tiếng gọi My về ăn vang lên, con bé lủi thủi đứng dậy bước đi về nhà. Mẹ My, nhưng biết con gái đang giận mình. Cả ngày hôm đó con bé cứ lủi thủi trong phòng.
*
Ba My làm bốc vác xi măng cho một cửa hàng lớn. Vừa được nhận tiền ông vui mừng, ông vội chạy về nhà dốc hết số tiền ở trong ống ra. Điếm từng tờ một.Đứng trước cửa hàng lớn, ông nhìn vào nhưng không còn thấy chiếc váy mà con gái ông thích nữa. Nỗi hụt hẫng thể hiện trên khuôn mặt ông.
Ông vào tận cửa hàng tìm kiếm, lật tung cả lên trong cửa hàng. Mọi người không hiểu gì, biết ông có vấn đề nên đã gọi bảo vệ đưa ông ra. Bọn chúng còn đánh ông bị thương.
Biết là không mua được món quà yêu thích cho con gái, ông buồn lắm. Cứ thế miệng liên tục xin lỗi con gái.
Bỗng mắt ông sáng lên khi nhìn thấy chiếc váy màu trắng, giống y như chiếc váy mà ông và con gái đã nhìn ở cửa hàng, chiếc váy được bày bán ngoài vỉa hè. Ông sung sướng, chạy đến. Bà bán hàng chưa kịp mời mua, ông đã giật vội chiếc váy xuống xoay xoay. Người bàn hàng cười bảo:
- Cái váy này, con gái ông mà mặc thì chỉ có nhất.
Ông cười gật đầu bảo
- Bé My mặc sẽ xinh lắm…
Người bán hàng cười bảo giá với ông là 300 nghìn. Ông đưa cả đống tiền lẻ cho bà bán hàng, bà bán hàng quá ngán nhìn đống tiền lẻ. Ngước mắt nhìn ông chỉ vào số tiền.
- Tất cả đây là bao nhiêu?
Kệ bà bán hàng, giờ thì ông không quan tâm bất cứ điều gì. Ông chỉ quan tâm một điều duy nhất, phải mang cái váy này cho bé My. Cứ thế ông ôm chiếc váy bỏ chạy, kệ bà bán hàng đang ngồi điếm từng đồng thở dài.
Một ngày chủ nhật lại tới. Con bé vừa mới ngủ dậy đầu tóc rối tung chạy xuống. Nó nhìn thấy mẹ đang nấu ăn,.
- Hôm nay là chủ nhật mẹ cho con tới chỗ ba mẹ nhé.
- Không được hôm nay là sinh nhật con tròn 9 tuổi, Chú Linh sẽ cho con đi công viên nước chơi.
- Không con không thích, con muốn đến chỗ ba cơ. – Con bé nắm lấy áo mẹ dùng dằng.
- Sao lúc nào con cũng ba thế, con nuốn giống một người thiểu năng như ba con sao?
My bật khóc bỏ lên phòng.
Chú Linh tới mang tặng cho My món quà. Vừa cầm món quà Chú Linh tặng My đã vứt nó chỏng chơ dưới nền nhà. Linh nản quá bỏ đi.
- Anh chịu hết nổi với con gái em rồi.
Mẹ My dỗ dành mãi, hứa ngày mai sẽ đưa My đến chỗ ba chơi, My đồng ý cho mẹ bóc món quà đó ra.
- Oa, một chiếc váy đáng yêu. – Mẹ My thốt lên
My nhìn thấy chiếc váy, nó nhận ra ngay là chiếc váy mà ba với nó từng gặp. Chiếc váy nó khao khát được mặc, cuối cùng mong muốn có được cái váy cũng được thực hiện, nhưng nó không thích ông chú đó tẹo nào cả. Bất đắc dĩ nó mới chịu mặc chiếc váy do ông đấy mua, vì nó nghĩ chỉ cần ngày mai thôi, nó sẽ được ở với ba nó.
Nó mặc chiếc váy xinh đẹp, mà khuôn mặt buồn thiu. Mẹ nó và chú ấy nắm tay nhau bước ra, họ cười hí hửng. Bước xuống thềm nhà nắm lấy tay bé My, ai nhìn vào cũng tưởng đây là một gia đình hạnh phúc.
- Đi công viên nước thôi. – Mẹ My vui vẻ bảo với con gái
Chú Linh xuống mở cánh cửa xe ô tô cho hai mẹ con My.
Ba My ôm chiếc váy vào ngực. Ông sững lại khi nhìn thấy Bé My đang mặc chiếc váy điệu đà mà bé yêu thích, họ đang rất hạnh phúc. Chiếc xe nổ máy đi khuất, ba My đứng sững lại. Ông toan bước đi, chần chừ một lúc ông đặt túi váy để ở trước cửa nhà.
Mẹ My và chú Linh chuẩn bị bữa tiệc sinh nhật cho My, mọi người đã đến đông. Đợi mãi nhân vật chính vẫn chưa xuất hiện. Tưởng rằng con bé đang hồi hộp vì đây là lần đầu tiên con bé có buổi tiệc sinh nhật lớn và nhiều bạn bè đến vậy, mẹ My nghĩ trong bụng chắc chắn con bé sẽ hạnh phúc và vui lắm.
Đợi mãi, mọi người bắt đầu nôn nóng. Mẹ My mất hết kiên nhẫn chạy lên phòng gọi
- My ơi, con làm gì mà lâu vậy?
Không thấy tiếng đáp lại, đinh ninh có chuyện gì rồi. Mẹ My vội chạy lên xem. Cánh cửa được chèn bởi mấy cái ghế nhựa. Căn phòng không có ai, ngoài chiếc váy Linh đã mua tặng, nó cởi và để gọn trên giường. Mẹ My vội gọi Linh lên xem, lo lắng hốt hoảng. Buổi tiệc sinh nhật của My thành buổi tìm kiếm My.
Linh tìm được tờ giấy đưa cho Mẹ My, nét chữ bé My ghi ngắn gọn:
” Mẹ ơi, mẹ đừng lo cho con nhé. Hôm nay là chủ nhật mẹ ạ”.
Bây giờ mẹ My mới nhớ ra. Cô đã hứa với con bé là cứ đến chủ nhật hàng tuần con bé sẽ được tới thăm ba. Mà hôm nay là chủ nhật cô quên mất. Linh lấy xe chở Mẹ My đến chỗ ba My.
Căn nhà nhỏ nằm bên trong con đường vắng. Bố My là người thiểu năng trí tuệ. Hồi đó mẹ My bỏ nhà từ quê lên thành phố lập nghiệp, không may bị bọn hư đốn hiếp, không đâu nương tựa. May được bố My cứu, dù bị thiểu năng trí tuệ nhưng bố My đối xử với mẹ My rất tốt. Mặc dù My không phải là con đẻ nhưng bố My luôn yêu thương My hết mực.
Cũng chính vì lòng tốt của ba My mà mãi đến tận 8 năm mẹ My mới dứt khoát rời bỏ bố My. Nhưng với My ba nó là tất cả, là niềm vui, là cuộc sống của nó.
Ánh đèn le lói từ ngôi nhà nhỏ phát ra ngoài, tiếng hát, xen lẫn tiếng cười vang lên. Mẹ My và Linh nhìn qua khe cửa thấy con bé đang ôm cổ ba nó cười sảng khoái, dưới đất là mấy cái bánh trứng món con bé thích ăn nhất vì là của ba nó làm, được cắm nến xung quanh. Hai ba con nhảy điệu nhảy chỉ hai ba con họ mới biết.
Mẹ My bước ra ngoài, để lại tiếng cười sau lưng.
Truyện ngắn sưu tầm
Read More...
Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014
Truyện ngắn: EM LÀ TÌNH ĐẦU
Blog truyện - BlogTM giới thiệu đến các bạn truyện ngắn rất hay và ý nghĩa: "EM LÀ TÌNH ĐẦU".
Mối tình suốt ba năm trung học tưởng sẽ kéo dài mãi khi hai đứa cùng đổ vào trường kinh tế. Bỗng một buổi chiều cuối học kỳ năm nhất Phong thông báo vừa nhận được học bổng du học Nhật, Miu suýt làm rơi tách cà phê trong tay.
- Thật bất ngờ...
Phong nắm chặt tay Miu ngày đưa tiễn, cảm nhận sự chia cách, cảm nhận điều gì đó xót xa trong lòng mà cả hai không nói ra. Ngoài kia cái lạnh đã bắt đầu tràn qua khung cửa kính, Miu gục đầu vào vai Phong không dám khóc, anh siết chặt Miu thì thầm "chờ được không, học xong về cưới?", Miu gật đầu cắn chặt môi để mình không bật ra tiếng nấc. Và thế là Phong đi, niềm tin để lại chỉ duy nhất câu nói ấy.
Mùa giáng sinh vào năm học thứ ba Miu rời lớp rất muộn, mọi người đã về hết. Hành lang vắng lặng, mọi người đã kéo nhau đi chơi noel. Miu một mình lửng thửng bước xuống từng bậc cầu thang tưởng chừng như dài vô tận. Vừa bước ra ngoài, cái lạnh như cắt đứt da thịt những ngày cuối đông, sân trường không một bóng người như chính niềm cô đơn dai dẳng trong lòng Miu. Kéo lại vạt áo khoát, trùm kín mũ, đút tay vào túi áo và bước đi trong buổi chiều hoang lạnh, giá mà giờ này có Phong, có lẽ cái lạnh của Miu không nhói buốt như vậy. Về phòng sớm làm gì, cả dãy trọ im phăng phắt chìm trong bóng tối còn đáng sợ hơn. Mà đường về nhà xa quá, có lẽ nên đi lang thang đâu đó. Bước ra khỏi cổng trường, Miu dừng lại, nên băng qua đường hay rẽ trái hay rẽ phải? Mình sẽ đi về hướng nào? Trong đầu Miu xuất hiện rất nhiều hình ảnh, rẽ phải là đường về nhà, rẽ trái sẽ đến nhà thờ đông đúc, còn băng qua đường là vô định. Đang lúc Miu vừa nhón một bàn chân xuống lòng đường thì một giọng nói ai đó vang lên, gọi giật lại.
- Miu.
Miu ngoảnh đầu lại, sững sờ, cô không tin vào mắt mình. Phong đứng đó tựa lưng vào gốc điệp vàng già nua mỉm cười. Trông anh thật phong trần và lịch lãm, quần âu, sơ mi trắng, áo măng tô khoác ngoài và một chiếc khăn len ấm áp quàng trên cổ. Anh đứng đó dang rộng hai tay chờ đợi Miu. Trong một phút đứng hình Miu chạy nhanh đến ôm chầm lấy Phong niềm hạnh phúc vỡ òa. Phong lúc nào cũng làm cô bất ngờ vào phút cuối.
- Này, khóc là xấu lắm nhé. – Phong đưa ngón tay lên gạt giọt nước mắt trên gương mặt ửng lên vì lạnh của Miu, anh tháo chiếc khăn len quàng cho cô. – Còn nhớ trước khi anh đi em đã nói gì không?
Miu ngẩng lên, trong phút chốc cô không nhớ mình đã nói gì hai năm trước nữa. Phong thừa biết tính Miu hay quên nên vừa cười vừa bảo cô đoán xem anh định tặng cho cô cái gì trước khi đưa cho Miu viên sỏi màu đen bóng rất đẹp. Lúc đó Miu mới nhớ ra trước khi Phong đi Tokyo thì Miu đã dặn là đừng mua quà gì cả, chỉ cần tặng cho Miu một hòn sỏi trên đường phố. Thật tuyệt vời khi có ai đó luôn nhớ tới những điều nhỏ nhặt mình thích dù có xa cách bao nhiêu lâu và bao nhiêu nghìn kilomet.
Đó là kỳ nghỉ tết của Phong và cũng là lần cuối cùng hai đứa gặp nhau. Ngày Phong quay trở lại Nhật, Miu đã không đi tiễn anh. Phong ngồi mãi ở hàng ghế đợi, điện thoại im lặng. Có lẽ Miu sẽ không đến. Phong ngoái đầu tìm khắp xung quanh lần nữa, bước qua cánh cửa an ninh lòng nặng trĩu "tạm biệt em, Miu".
Miu ngồi trước màn hình laptop xem đi xem lại bộ phim Okuribito của Nhật, đây là bộ phim đầu tiên Miu và Phong cùng xem chung trong tuần lễ văn hóa Việt - Nhật hồi năm nhất ở trường đại học. Miu ấn tượng mãi với chi tiết đầy xúc động và nhân văn ở cuối phim khi Deigo kể cho vợ anh nghe về câu chuyện hòn đá "vào thời xa xưa, khi con người chưa sáng tạo ra chữ viết, họ tìm những hòn đá giống tâm trạng của mình và đưa nó cho người khác. Người nhận được hòn đá sẽ đọc cảm xúc của người kia dựa trên trọng lượng và bề mặt hòn đá. Ví như bề mặt nhẵn mịn ý nghĩa là thư thái, yên bình, còn bề mặt đá xù xì là lo lắng cho những người xung quanh". Và ngày nào Miu cũng ngồi nhìn hòn sỏi Phong tặng, nâng niu như một quả trứng.
Giọt nước mắt lăn dài cô gục xuống bàn bật khóc, Miu không bao giờ quên được hình ảnh cô chạy xe băng qua đường cho kịp giờ tiễn Phong lên máy bay thì vừa lúc một chiếc ô tô lao tới. Miu đã hôn mê bao lâu cô không muốn nhớ, đã phải phẫu thuật bao nhiêu lần cô cũng không muốn nhớ và giờ Miu đang tập vật lý trị liệu cho đôi chân của mình, cô dò dẫm đi từng bước như một đứa trẻ. Miu cắn chặt môi đến bật máu để không phát ra tiếng khóc, mẹ cô đã quay mặt đi bao nhiêu lần để giấu những giọt nước mắt đau đớn. Miu im lặng trước tất cả những dòng email của Phong. Có những chuyện cần nói ra và có những chuyện nên im lặng. Có lẽ Phong không biết sẽ tốt hơn cho anh, con đường anh đi còn rất dài, hoài bão của anh rất lớn, Miu không muốn gửi cho anh một hòn đá to kềnh xù xì.
Văn phòng chỉ còn lại mỗi mình Miu, tan sở đã lâu rồi, cô ngồi nhìn mãi hòn sỏi đặt trên bàn làm việc. Đã bao năm trôi qua, mẹ cô cứ giục mãi chuyện lấy chồng, Miu đã 27 tuổi rồi. Đôi lần cũng định vức viên đá đi rồi gật đầu một trong số những người đang theo đuổi Miu, rồi tình yêu sẽ có sau hôn nhân, rồi an phận. Đã đôi lần Miu muốn buông xuôi khi nhìn ánh mắt khắc khoải già nua của mẹ, đôi lần cũng muốn chạy trốn chính bản thân mình. Nhưng Miu cứ nắm chặt lấy viên đá "có duyên ắt sẽ còn gặp lại".
Miu đi công tác miền trung một tuần, cũng là lần trở lại trường duy nhất, mọi thứ vẫn thế, cây điệp già vẫn sừng sững đứng bên cổng trường, từng con đường, từng nếp nhà vẫn không thay đổi, chỉ người xưa là không còn. Đang miên man trong dòng suy nghĩ Miu đụng ngay một người đang vội từ trên lầu chạy xuống, tập hồ sơ trên tay Miu rơi tung tóe, trong khi người kia đang hốt hoảng nhặt từng tờ giấy cho cô thì Miu đang đứng bất động như trời trồng và rồi anh cũng chợt nhận ra khi trao lại tập tài liệu cho Miu. Ánh mắt chạm nhau, đã 6 năm rồi kể từ lần cuối họ gặp nhau cũng tại thành phố này. Phong đây sao, anh về khi nào, tại sao anh không đi tìm cô? Bao nhiêu năm nay Miu không dám đổi số điện thoại cũng vì sợ anh về tìm không gặp được cô và cũng vì một lời ước hẹn 9 năm trước, tự nhiên Miu thấy giận mình ghê gớm, hóa ra chỉ mình cô giữ lấy những điều ấy cho riêng mình. Phong cũng thảng thốt giống y như cô vậy.
- Miu...là em sao? Đã lâu quá rồi...
- Ừ, quá lâu...
- Em có thời gian chứ, mình đi đâu nói chuyện được không?
Miu đã chờ đợi giây phút này lâu lắm rồi nhưng không phải hôm nay, không phải trong hoàn cảnh này, cô thấy ức nghẹn.
- Không, em bận rồi.
Miu lao xuống, vẫy taxi và đi thẳng.
Miu bước vào quán cà phê sau khi đã hoàn thành xong bản hợp đồng với khách hàng. Cô vẫn thói quen ngồi bên cửa sổ, gọi ly cà phê và ngồi chống cằm nhìn ánh chiều buông ngoài khung cửa, gương mặt lặng như nước hồ thu. Nhưng mặt nước hồ thu thoáng lay động khi thấy Phong vừa bước vào, thì ra anh và cô ở cùng khách sạn, thành phố này quả là quá nhỏ. Làm ra vẽ ung dung, Miu khua khoắn chiếc muỗng nhỏ trong tách cà phê.
Phong vừa nhìn thấy Miu, bao nhiêu ký ức bổng ùa về, rất nhiều câu hỏi sắp sẵn trong đầu anh, tại sao ngày đó Miu không đến, tại sao Miu im lặng suốt từng ấy thời gian? Thời gian đó Phong đau khổ biết bao nhiêu khi nghĩ rằng sự chờ đợi là một điều ràng buộc đối với Miu, và rằng có thể Miu đã có một người khác. Phong tự cô lập bản thân mình và lao đầu vào học, anh nghĩ mình sẽ không bao giờ tha thứ cho Miu nhưng giờ đây, nhìn gương mặt ấy, trong đôi mắt ẩn chứa cả một niềm sâu thẳm mà Phong không thể nào chạm tới Phong thấy hình như mình có lỗi. Phong bước đến, ngồi vào chiếc ghế đối diện.
- Em giờ làm ở đâu, chồng con gì chưa? Em trốn kỹ quá đó.
Miu ngoảnh mặt ra cửa sổ, ngụm cà phê bổng dưng nhạt thếch, không khí thật ngượng ngịu. Cuối cùng thì Miu cũng biết vì sao lời hẹn ước đó kéo dài tận 9 năm. Sau khi lấy xong bằng đại học ở Nhật, anh tiếp tục nhận học bổng thạc sĩ ở Pháp. Anh về nước gần nửa năm nay nhưng chẳng có một chút tin tức gì về Miu, trong thâm tâm anh, Miu giờ này đã lấy chồng sinh con. Miu im lặng, bấu chặt hai bàn tay vào chiếc cốc cà phê. Vết thương ở chân bỗng nhói lên, có lẽ sắp trở trời. Cô gọi một ly whisky, ngửa cổ dốc sạch một hơi trước ánh mắt kinh ngạc của Phong.
- Mình ra biển dạo đi – Miu đề nghị.
- Em không sao chứ?
Miu khoát tay đứng dạy rời khỏi bàn. Phong chạy theo, cả hai đi dọc bờ biển. Gió thốc vào lạnh cả sống lưng, Miu rùng mình, cô đưa hai tay lên xoa mặt, có lẽ rượu đã ngấm vào làm mặt cô nóng bừng. Miu tháo giày bước đi loạng choạng trên cát.
- Anh biết không, khi xem bộ phim Okuribito ấy, hình ảnh hòn đá làm em ám ảnh đến nỗi em luôn tìm cách mang những viên đá, sỏi lớn nhỏ từ những nơi từng đến và tặng nó cho vài người.
- Em vẫn còn nhớ bộ phim đó sao?
Miu không trả lời. Cô bước xuống sát mép nước, một cơn sóng ập vào, Miu để con sóng tràn qua bàn chân trần, thật dễ chịu.
- Em đã từng muốn tặng anh một viên đá.
- Trông hình dáng nó thế nào?
- Bí mật.
Miu mỉm cười, chạy lăn tăn đếm dấu chân mình trên cát, ai đó đã từng bảo mối tình đầu như dấu chân trên cát, bước nhẹ mà sâu. Thấm mệt, Miu quay lại ngồi phịch xuống cạnh Phong, cô lén nhìn anh, có lẽ Phong đã không còn như xưa nữa.
Phong vòng hai tay qua đầu ngã người ra sau nằm xuống cát.
- Em vẫn chưa nói lý do tại sao hôm đó em không đến? Thật ra lúc đó anh có một món quà định tặng em trước khi anh lên máy bay.
- Anh vẫn còn giữ chứ?
- Không, anh vứt rồi.
- Cũng tốt.
Miu cũng ngã người nằm xuống cát. Trăng mười chín lên muộn.
Đã một tuần nữa trôi qua sau chuyến công tác, Miu cứ thấp thỏm cầm điện thoại lên rồi bỏ xuống, muốn gọi cho Phong nhưng sao mãi cô vẫn không thể buông lời. Bổng có điện thoại của Phong, Miu cuốn quýt mừng rỡ, cô đã đợi điện thoại anh lâu lắm rồi, nhưng vừa nghe câu đầu tiên Miu nụ cười trên môi cô bỗng tắt lịm.
- Miu à, anh xin lỗi, có điều này anh phải nói với em. Em là tình đầu, mãi mãi là tình đầu. Chưa có một cô gái nào khác thay em trong lòng anh. Nhưng chúng ta đã đi quá xa, và... – Phong ngập ngừng – Cô ấy là tình cuối. Cô ấy có nhiều nét giống em, tụi anh quen nhau một năm trước ở Pháp. Tuần sau là lễ cưới, em sẽ về tham dự chứ?
Miu nghe rõ cả tiếng thổn thức của Phong bên kia đầu dây. Cô cúp máy. Mọi thứ tối sầm ngay trước mắt, câu nói ấy như một cái cớ để cô vịn vào mà sống suốt 9 năm qua sao? Cô chưa từng cho mình một cơ hội "chờ được không, học xong về cưới?".
Miu bước xuống máy bay, gọi taxi chạy thẳng tới khách sạn, không gian tiệc cưới thật lộng lẫy, sang trọng. Trong bộ váy dạ hội màu vàng quý phái, tóc uốn, màu hạt dẻ búi trễ hững hờ sau gáy, Miu bước đến trước mặt Phong mỉm cười, anh thoáng bối rối. Cô nắm lấy bàn tay Phong đặt vào đó viên sỏi màu đen bóng nhẵn mịn ngày xưa và quay bước đi.
Có những điều không cần phải nói ra...
Mối tình suốt ba năm trung học tưởng sẽ kéo dài mãi khi hai đứa cùng đổ vào trường kinh tế. Bỗng một buổi chiều cuối học kỳ năm nhất Phong thông báo vừa nhận được học bổng du học Nhật, Miu suýt làm rơi tách cà phê trong tay.
- Thật bất ngờ...
Phong nắm chặt tay Miu ngày đưa tiễn, cảm nhận sự chia cách, cảm nhận điều gì đó xót xa trong lòng mà cả hai không nói ra. Ngoài kia cái lạnh đã bắt đầu tràn qua khung cửa kính, Miu gục đầu vào vai Phong không dám khóc, anh siết chặt Miu thì thầm "chờ được không, học xong về cưới?", Miu gật đầu cắn chặt môi để mình không bật ra tiếng nấc. Và thế là Phong đi, niềm tin để lại chỉ duy nhất câu nói ấy.
*
Mùa giáng sinh vào năm học thứ ba Miu rời lớp rất muộn, mọi người đã về hết. Hành lang vắng lặng, mọi người đã kéo nhau đi chơi noel. Miu một mình lửng thửng bước xuống từng bậc cầu thang tưởng chừng như dài vô tận. Vừa bước ra ngoài, cái lạnh như cắt đứt da thịt những ngày cuối đông, sân trường không một bóng người như chính niềm cô đơn dai dẳng trong lòng Miu. Kéo lại vạt áo khoát, trùm kín mũ, đút tay vào túi áo và bước đi trong buổi chiều hoang lạnh, giá mà giờ này có Phong, có lẽ cái lạnh của Miu không nhói buốt như vậy. Về phòng sớm làm gì, cả dãy trọ im phăng phắt chìm trong bóng tối còn đáng sợ hơn. Mà đường về nhà xa quá, có lẽ nên đi lang thang đâu đó. Bước ra khỏi cổng trường, Miu dừng lại, nên băng qua đường hay rẽ trái hay rẽ phải? Mình sẽ đi về hướng nào? Trong đầu Miu xuất hiện rất nhiều hình ảnh, rẽ phải là đường về nhà, rẽ trái sẽ đến nhà thờ đông đúc, còn băng qua đường là vô định. Đang lúc Miu vừa nhón một bàn chân xuống lòng đường thì một giọng nói ai đó vang lên, gọi giật lại.
- Miu.
Miu ngoảnh đầu lại, sững sờ, cô không tin vào mắt mình. Phong đứng đó tựa lưng vào gốc điệp vàng già nua mỉm cười. Trông anh thật phong trần và lịch lãm, quần âu, sơ mi trắng, áo măng tô khoác ngoài và một chiếc khăn len ấm áp quàng trên cổ. Anh đứng đó dang rộng hai tay chờ đợi Miu. Trong một phút đứng hình Miu chạy nhanh đến ôm chầm lấy Phong niềm hạnh phúc vỡ òa. Phong lúc nào cũng làm cô bất ngờ vào phút cuối.
- Này, khóc là xấu lắm nhé. – Phong đưa ngón tay lên gạt giọt nước mắt trên gương mặt ửng lên vì lạnh của Miu, anh tháo chiếc khăn len quàng cho cô. – Còn nhớ trước khi anh đi em đã nói gì không?
Miu ngẩng lên, trong phút chốc cô không nhớ mình đã nói gì hai năm trước nữa. Phong thừa biết tính Miu hay quên nên vừa cười vừa bảo cô đoán xem anh định tặng cho cô cái gì trước khi đưa cho Miu viên sỏi màu đen bóng rất đẹp. Lúc đó Miu mới nhớ ra trước khi Phong đi Tokyo thì Miu đã dặn là đừng mua quà gì cả, chỉ cần tặng cho Miu một hòn sỏi trên đường phố. Thật tuyệt vời khi có ai đó luôn nhớ tới những điều nhỏ nhặt mình thích dù có xa cách bao nhiêu lâu và bao nhiêu nghìn kilomet.
Đó là kỳ nghỉ tết của Phong và cũng là lần cuối cùng hai đứa gặp nhau. Ngày Phong quay trở lại Nhật, Miu đã không đi tiễn anh. Phong ngồi mãi ở hàng ghế đợi, điện thoại im lặng. Có lẽ Miu sẽ không đến. Phong ngoái đầu tìm khắp xung quanh lần nữa, bước qua cánh cửa an ninh lòng nặng trĩu "tạm biệt em, Miu".
*
Miu ngồi trước màn hình laptop xem đi xem lại bộ phim Okuribito của Nhật, đây là bộ phim đầu tiên Miu và Phong cùng xem chung trong tuần lễ văn hóa Việt - Nhật hồi năm nhất ở trường đại học. Miu ấn tượng mãi với chi tiết đầy xúc động và nhân văn ở cuối phim khi Deigo kể cho vợ anh nghe về câu chuyện hòn đá "vào thời xa xưa, khi con người chưa sáng tạo ra chữ viết, họ tìm những hòn đá giống tâm trạng của mình và đưa nó cho người khác. Người nhận được hòn đá sẽ đọc cảm xúc của người kia dựa trên trọng lượng và bề mặt hòn đá. Ví như bề mặt nhẵn mịn ý nghĩa là thư thái, yên bình, còn bề mặt đá xù xì là lo lắng cho những người xung quanh". Và ngày nào Miu cũng ngồi nhìn hòn sỏi Phong tặng, nâng niu như một quả trứng.
Giọt nước mắt lăn dài cô gục xuống bàn bật khóc, Miu không bao giờ quên được hình ảnh cô chạy xe băng qua đường cho kịp giờ tiễn Phong lên máy bay thì vừa lúc một chiếc ô tô lao tới. Miu đã hôn mê bao lâu cô không muốn nhớ, đã phải phẫu thuật bao nhiêu lần cô cũng không muốn nhớ và giờ Miu đang tập vật lý trị liệu cho đôi chân của mình, cô dò dẫm đi từng bước như một đứa trẻ. Miu cắn chặt môi đến bật máu để không phát ra tiếng khóc, mẹ cô đã quay mặt đi bao nhiêu lần để giấu những giọt nước mắt đau đớn. Miu im lặng trước tất cả những dòng email của Phong. Có những chuyện cần nói ra và có những chuyện nên im lặng. Có lẽ Phong không biết sẽ tốt hơn cho anh, con đường anh đi còn rất dài, hoài bão của anh rất lớn, Miu không muốn gửi cho anh một hòn đá to kềnh xù xì.
*
Văn phòng chỉ còn lại mỗi mình Miu, tan sở đã lâu rồi, cô ngồi nhìn mãi hòn sỏi đặt trên bàn làm việc. Đã bao năm trôi qua, mẹ cô cứ giục mãi chuyện lấy chồng, Miu đã 27 tuổi rồi. Đôi lần cũng định vức viên đá đi rồi gật đầu một trong số những người đang theo đuổi Miu, rồi tình yêu sẽ có sau hôn nhân, rồi an phận. Đã đôi lần Miu muốn buông xuôi khi nhìn ánh mắt khắc khoải già nua của mẹ, đôi lần cũng muốn chạy trốn chính bản thân mình. Nhưng Miu cứ nắm chặt lấy viên đá "có duyên ắt sẽ còn gặp lại".
Miu đi công tác miền trung một tuần, cũng là lần trở lại trường duy nhất, mọi thứ vẫn thế, cây điệp già vẫn sừng sững đứng bên cổng trường, từng con đường, từng nếp nhà vẫn không thay đổi, chỉ người xưa là không còn. Đang miên man trong dòng suy nghĩ Miu đụng ngay một người đang vội từ trên lầu chạy xuống, tập hồ sơ trên tay Miu rơi tung tóe, trong khi người kia đang hốt hoảng nhặt từng tờ giấy cho cô thì Miu đang đứng bất động như trời trồng và rồi anh cũng chợt nhận ra khi trao lại tập tài liệu cho Miu. Ánh mắt chạm nhau, đã 6 năm rồi kể từ lần cuối họ gặp nhau cũng tại thành phố này. Phong đây sao, anh về khi nào, tại sao anh không đi tìm cô? Bao nhiêu năm nay Miu không dám đổi số điện thoại cũng vì sợ anh về tìm không gặp được cô và cũng vì một lời ước hẹn 9 năm trước, tự nhiên Miu thấy giận mình ghê gớm, hóa ra chỉ mình cô giữ lấy những điều ấy cho riêng mình. Phong cũng thảng thốt giống y như cô vậy.
- Miu...là em sao? Đã lâu quá rồi...
- Ừ, quá lâu...
- Em có thời gian chứ, mình đi đâu nói chuyện được không?
Miu đã chờ đợi giây phút này lâu lắm rồi nhưng không phải hôm nay, không phải trong hoàn cảnh này, cô thấy ức nghẹn.
- Không, em bận rồi.
Miu lao xuống, vẫy taxi và đi thẳng.
Miu bước vào quán cà phê sau khi đã hoàn thành xong bản hợp đồng với khách hàng. Cô vẫn thói quen ngồi bên cửa sổ, gọi ly cà phê và ngồi chống cằm nhìn ánh chiều buông ngoài khung cửa, gương mặt lặng như nước hồ thu. Nhưng mặt nước hồ thu thoáng lay động khi thấy Phong vừa bước vào, thì ra anh và cô ở cùng khách sạn, thành phố này quả là quá nhỏ. Làm ra vẽ ung dung, Miu khua khoắn chiếc muỗng nhỏ trong tách cà phê.
Phong vừa nhìn thấy Miu, bao nhiêu ký ức bổng ùa về, rất nhiều câu hỏi sắp sẵn trong đầu anh, tại sao ngày đó Miu không đến, tại sao Miu im lặng suốt từng ấy thời gian? Thời gian đó Phong đau khổ biết bao nhiêu khi nghĩ rằng sự chờ đợi là một điều ràng buộc đối với Miu, và rằng có thể Miu đã có một người khác. Phong tự cô lập bản thân mình và lao đầu vào học, anh nghĩ mình sẽ không bao giờ tha thứ cho Miu nhưng giờ đây, nhìn gương mặt ấy, trong đôi mắt ẩn chứa cả một niềm sâu thẳm mà Phong không thể nào chạm tới Phong thấy hình như mình có lỗi. Phong bước đến, ngồi vào chiếc ghế đối diện.
- Em giờ làm ở đâu, chồng con gì chưa? Em trốn kỹ quá đó.
Miu ngoảnh mặt ra cửa sổ, ngụm cà phê bổng dưng nhạt thếch, không khí thật ngượng ngịu. Cuối cùng thì Miu cũng biết vì sao lời hẹn ước đó kéo dài tận 9 năm. Sau khi lấy xong bằng đại học ở Nhật, anh tiếp tục nhận học bổng thạc sĩ ở Pháp. Anh về nước gần nửa năm nay nhưng chẳng có một chút tin tức gì về Miu, trong thâm tâm anh, Miu giờ này đã lấy chồng sinh con. Miu im lặng, bấu chặt hai bàn tay vào chiếc cốc cà phê. Vết thương ở chân bỗng nhói lên, có lẽ sắp trở trời. Cô gọi một ly whisky, ngửa cổ dốc sạch một hơi trước ánh mắt kinh ngạc của Phong.
- Mình ra biển dạo đi – Miu đề nghị.
- Em không sao chứ?
Miu khoát tay đứng dạy rời khỏi bàn. Phong chạy theo, cả hai đi dọc bờ biển. Gió thốc vào lạnh cả sống lưng, Miu rùng mình, cô đưa hai tay lên xoa mặt, có lẽ rượu đã ngấm vào làm mặt cô nóng bừng. Miu tháo giày bước đi loạng choạng trên cát.
- Anh biết không, khi xem bộ phim Okuribito ấy, hình ảnh hòn đá làm em ám ảnh đến nỗi em luôn tìm cách mang những viên đá, sỏi lớn nhỏ từ những nơi từng đến và tặng nó cho vài người.
- Em vẫn còn nhớ bộ phim đó sao?
Miu không trả lời. Cô bước xuống sát mép nước, một cơn sóng ập vào, Miu để con sóng tràn qua bàn chân trần, thật dễ chịu.
- Em đã từng muốn tặng anh một viên đá.
- Trông hình dáng nó thế nào?
- Bí mật.
Miu mỉm cười, chạy lăn tăn đếm dấu chân mình trên cát, ai đó đã từng bảo mối tình đầu như dấu chân trên cát, bước nhẹ mà sâu. Thấm mệt, Miu quay lại ngồi phịch xuống cạnh Phong, cô lén nhìn anh, có lẽ Phong đã không còn như xưa nữa.
Phong vòng hai tay qua đầu ngã người ra sau nằm xuống cát.
- Em vẫn chưa nói lý do tại sao hôm đó em không đến? Thật ra lúc đó anh có một món quà định tặng em trước khi anh lên máy bay.
- Anh vẫn còn giữ chứ?
- Không, anh vứt rồi.
- Cũng tốt.
Miu cũng ngã người nằm xuống cát. Trăng mười chín lên muộn.
*
Đã một tuần nữa trôi qua sau chuyến công tác, Miu cứ thấp thỏm cầm điện thoại lên rồi bỏ xuống, muốn gọi cho Phong nhưng sao mãi cô vẫn không thể buông lời. Bổng có điện thoại của Phong, Miu cuốn quýt mừng rỡ, cô đã đợi điện thoại anh lâu lắm rồi, nhưng vừa nghe câu đầu tiên Miu nụ cười trên môi cô bỗng tắt lịm.
- Miu à, anh xin lỗi, có điều này anh phải nói với em. Em là tình đầu, mãi mãi là tình đầu. Chưa có một cô gái nào khác thay em trong lòng anh. Nhưng chúng ta đã đi quá xa, và... – Phong ngập ngừng – Cô ấy là tình cuối. Cô ấy có nhiều nét giống em, tụi anh quen nhau một năm trước ở Pháp. Tuần sau là lễ cưới, em sẽ về tham dự chứ?
Miu nghe rõ cả tiếng thổn thức của Phong bên kia đầu dây. Cô cúp máy. Mọi thứ tối sầm ngay trước mắt, câu nói ấy như một cái cớ để cô vịn vào mà sống suốt 9 năm qua sao? Cô chưa từng cho mình một cơ hội "chờ được không, học xong về cưới?".
*
Miu bước xuống máy bay, gọi taxi chạy thẳng tới khách sạn, không gian tiệc cưới thật lộng lẫy, sang trọng. Trong bộ váy dạ hội màu vàng quý phái, tóc uốn, màu hạt dẻ búi trễ hững hờ sau gáy, Miu bước đến trước mặt Phong mỉm cười, anh thoáng bối rối. Cô nắm lấy bàn tay Phong đặt vào đó viên sỏi màu đen bóng nhẵn mịn ngày xưa và quay bước đi.
Có những điều không cần phải nói ra...
Truyện ngắn sưu tầm
Read More...
Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014
Nếu ốc sên có tình yêu - chap 2
Chương 2
Khi Triệu Hàn gọi điện thoại đến, Quý Bạch đang tụ tập cùng một đám bạn.
Ánh chiều tà rọi vào khung cửa sổ chạm hoa, thành phố Bắc Kinh mờ mịt được thắp sáng bởi đủ loại đèn điện. Đám người trong phòng ăn mặc chỉnh tề, cười nói vui vẻ, tạo thành bức tranh trống rỗng và đắt giá… Quý Bạch đưa đống bài trong tay cho người bên cạnh. Anh ngậm điếu thuốc lá, cầm điện thoại di động đẩy cửa đi ra ngoài.
Quý Bạch ngồi xuống ghế sofa trên hành lang. Dưới chân anh là tấm thảm lông cừu mềm mại, trước mắt là một dãy cây cảnh xanh mướt, xếp xung quanh hòn non bộ bằng ngọc trắng có nước chảy. Một nhân viên phục vụ tiến lại gần, hỏi anh cần gì. Thấy Quý Bạch lắc đầu, nhân viên phục vụ lập tức bỏ đi.
Quý Bạch búng tàn thuốc lá. Ở đầu kia điện thoại, Triệu Hàn không ngừng báo cáo: “Cục trưởng nói, sếp phải hướng dẫn một sinh viên thực tập, có gì ghi vào sát hạch cuối năm của sếp…”
Quý Bạch tựa người vào thành ghế phía sau, khép mi mắt: “Cũng được.”
Triệu Hàn còn chưa kịp vui mừng, anh chậm rãi nói tiếp: “Chú hãy sắp xếp lại trọng tâm công việc trong năm nay rồi dẫn dắt sinh viên thực tập cho tốt. Có gì ghi vào sát hạch cuối năm của chú.”
Triệu Hàn vội từ chối: “Em không hướng dẫn được đâu, thật đấy. Hai cô gái đó là chuyên gia, chắc chắn chỉ anh mới có đủ trình độ hướng dẫn.”
Để chứng minh câu nói của mình, Triệu Hàn kể với Quý Bạch toàn bộ quá trình suy đoán của Hứa Hủ.
Thứ nhất, Triệu Hàn vô thức sờ vào sợi dây chuyền do bạn gái tặng. Vẻ mặt của anh không chỉ trở nên dịu dàng, anh còn dùng ngón tay điều chỉnh vị trí mặt dây chuyền. Biểu hiện này cho thấy, anh chưa quen đeo sợi dây chuyền, chứng tỏ bạn gái mới tặng, đồng thời thể hiện dục vọng từ nội tâm của anh. Những dấu hiệu này thường xuất hiện ở cặp tình nhân mới bắt đầu yêu nhau.
Thứ hai, ánh mắt Triệu Hàn dừng lại mấy lần ở ngăn kéo thứ nhất bên tay phải, vẻ mặt lúc đó vô cùng ôn hòa. Hứa Hủ đoán trong đó có món quà anh tặng bạn gái. Do là bạn gái mới xác lập mối quan hệ, hôm nay không phải ngày kỷ niệm đặc biệt, vậy thì càng có khả năng là quà sinh nhật.
Thứ ba, cánh tay phải bị thương là bởi vì anh vẫn dùng tay phải viết chữ theo thói quen, nhưng mấy lần cầm đồ vật, động tác của anh dừng lại một hai giây ngắn ngủi, hoặc đổi sang tay trái.
Thứ tư, anh mặc áo thun dài tay kiểu mới của nhãn hiệu Givenchy, bên dưới lại là quần jeans của nhãn hiệu Metersbonwe (*). Một người đàn ông biết mua hàng Givenchy, tuyệt đối không phối đồ kiểu này. Vì vậy cái áo không phải do anh mua.
(*) Givenchy là nhãn hiệu thời trang nổi tiếng thế giới. Metersbonwe là nhãn hiệu bình dân của Trung Quốc.
Món quà của người bạn gái là sợi dây chuyền bạc mặt thuyền hải tặc, hơn nữa thời gian yêu nhau không dài, bạn gái sẽ không tặng đồ đắt tiền như Givenchy, vì vậy áo thun của anh có thể do người con gái khác tặng.
Những người đàn ông lớn lên cùng chị gái đều có đặc điểm chung về tính cách và cử chỉ. Đó là khi tiếp xúc với người khác giới, họ sẽ càng tỏ ra tự nhiên, thoải mái, tinh tế và chu đáo hơn những người đàn ông bình thường. Trên người Triệu Hàn đều có đặc điểm này.
“Ngoài ra, khi nhìn thấy người đẹp Diêu Mông, anh không mắt sáng rực và tỏ ra hưng phấn như những cảnh sát khác. Anh cư xử rất đúng mực.” Hứa Hủ nói: “Vì vậy chị gái mua áo Givenchy cho anh có khí chất không tồi, thậm chí rất xinh đẹp.”
Thứ năm, về chiếc bật lửa Zippo sản xuất với số lượng hạn chế, Triệu Hàn không tùy tiện vứt nó trên mặt bàn hoặc để ở nơi dễ lấy, mà anh đặt ở vị trí tương đối xa, gần khung ảnh. Như vậy, chiếc bật lửa có khả năng là quà tặng của bạn bè cùng trang lứa. Hơn nữa, tiềm thức của Triệu Hàn phản ánh sự kính nể của anh đối với người tặng quà. Trong đội cảnh sát hình sự, người trẻ tuổi có khả năng được Triệu Hàn kính nể nhất chính là Quý Bạch.
Triệu Hàn thể hiện là một người rất có giáo dục và có tính cách thành thật. Nhận được món quà quý giá đó, anh chắc chắn sẽ tìm cơ hội đáp lễ. Tuy anh mặc quần bò Metersbonwe rẻ tiền nhưng dưới chân là đôi giày thể thao thuộc nhãn hiệu nổi tiếng đắt tiền, chiếc ba lô đặt bên cạnh cũng cùng một nhãn hiệu, chứng tỏ anh là tín đồ trung thành của nhãn hiệu này. Vì vậy món quà anh tặng lại Quý Bạch, rất có khả năng là đôi giày thể thao của nhãn hiệu mà anh cho là có giá trị nhất.
***
Sau khi kể xong, Triệu Hàn nói: “Sếp, anh hãy hướng dẫn Hứa Hủ đi. Cô ấy tuyệt đối xứng đáng làm học trò của anh.”
Quý Bạch cười cười: “Suỵt Suỵt?”
Triệu Hàn cũng mỉm cười.
Nhưng Quý Bạch nhanh chóng thu lại nụ cười, cất giọng lãnh đạm: “Kiếm tẩu thiên phong (*), lý luận của Suỵt Suỵt có yếu tố may mắn ở trong đó. Nếu giải quyết vụ án theo kiểu Suỵt Suỵt, rủi ro sẽ rất lớn. Diêu Mông tuy không phân tích sâu nhưng ổn thỏa, đâu ra đấy. Hơn nữa, theo như chú kể, cô bé đó toàn diện hơn Suỵt Suỵt.”
(*) Kiếm tẩu thiên phong là một chiêu kiếm pháp, nghĩa bóng chỉ việc tìm kiếm những phương pháp bất bình thường để giải quyết vấn đề.
Triệu Hàn á khẩu, một lúc sau mới hỏi nhỏ: “Vậy… anh định hướng dẫn ai?”
“Để tôi suy nghĩ đã.”
***
Sau khi cúp máy, Quý Bạch không quay về phòng VIP mà ngồi ở chỗ cũ, mở điện thoại xem sơ yếu lý lịch của Hứa Hủ và Diêu Mông, để mặc điếu thuốc dài giữa hai đầu ngón tay cháy hết.
Một lúc sau, có người từ trong phòng VIP đi ra ngoài, ngồi xuống bên cạnh Quý Bạch. Người này tên Thư Hàng, là bạn nối khố thân thiết nhất của Quý Bạch, anh ta cười hì hì: “Vừa rồi vẫn chưa nói xong, tại sao cậu lại một mình trốn ra ngoài này hút thuốc? Cậu cũng cho rằng lĩnh vực năng lượng mới làm được, năm nay tớ định mở công ty, cậu có muốn cùng đầu tư không, tớ sẽ để một nửa cổ phần cho cậu.”
Quý Bạch thu điện thoại, nhếch miệng cười: “Mẹ tớ bảo cậu làm thuyết khách đấy à?”
Thư Hàng không trả lời, coi như mặc nhận. Anh ta nửa thật nửa giả hỏi: “Cậu định ở đội hình cảnh mãi sao?”
Quý Bạch nheo mắt, thổi ra khói thuốc lá.
Thư Hàng nghĩ thầm, cậu đừng tuôn ra một tràng lý luận đáng buồn nôn đấy. Ai ngờ một lúc sau, Quý Bạch chậm rãi buông một câu: “Tử phi ngư, yên tri ngư chi lạc (*)?”
(*) Cậu chẳng phải là cá, thì sao biết được niềm vui của cá?
Thư Hàng cười: “Thôi xin cậu! Ở nơi nam nhiều nữ ít, suốt ngày tiếp xúc với hung ác bạo tàn, thú vị lắm sao?”
“Dù sao cũng thú vị hơn đám vô tích sự suốt ngày chơi bời nhậu nhẹt các cậu.” Quý Bạch cười nhạt.
Thư Hàng ngẩn người. Trầm mặc một lúc, anh ta không tức giận mà gật đầu.
“Chúng tớ đúng là chẳng thú vị gì cả.” Thần sắc Thư Hàng trở nên nghiêm túc: “Trên đời này không có việc gì khó, vì vậy rất vô vị. Người khác vừa nghe cậu là con cháu nhà ai, lập tức vuốt đuôi giải quyết cho cậu. Chỉ mỗi việc giơ tay đóng con dấu, liền có người khen cậu là kỳ tài trong lĩnh vực thương mại. Nếu cậu muốn thực sự dựa vào bản thân, người ta không chừng nói sau lưng cậu, tên đó có bản lĩnh gì ngoài việc hắn mang họ Thư?”
Quý Bạch nở nụ cười lãnh đạm, đồng thời vỗ vai Thư Hàng. Thư Hàng cũng biết câu nói của anh ta hơi buồn cười, coi như lời nói lúc uống rượu say.
Hai người hút thuốc một lúc, Thư Hàng lại mở miệng: “Cậu chẳng thật thà gì cả. Ban đầu, cậu nói dối mẹ cậu, kêu gia nhập ngành cảnh sát là nhằm mục đích làm chính trị. Lần này cậu về nhà, mẹ cậu không cằn nhằn đấy chứ? Cậu đúng là đồ bất hiếu.”
Thật ra không chỉ bà Quý, tất cả bạn bè cùng lớn lên với Quý Bạch đều cho rằng anh thi vào trường cảnh sát, vì không muốn làm kinh tế như bố anh, mà kế thừa truyền thống của ông nội, vốn là một tướng quân. Kết quả bảy năm trôi qua, tuy anh đạt thành tích tốt trong công việc, đề bạt cũng rất nhanh nhưng dù sao vẫn ở tuyến đầu nguy hiểm.
Quý Bạch tắt điếu thuốc, cười cười: “Mẹ tớ quen biết cả hệ thống cảnh vụ. Nếu không viện cớ, lúc thi vào trường cảnh sát, tớ bị đánh trượt thẳng cẳng cũng không biết chừng. Chuyện này cậu đừng bận tâm nữa.”
Thư Hàng nghĩ thầm: “Biết rồi, tớ cũng chỉ nói đến mức đó thôi.” Anh ta lập tức chuyển sang đề tài khác: “Xem ra bây giờ cậu vẫn còn độc thân?”
Quý Bạch gật đầu.
Thư Hàng cười cười: “Nghe nói cậu ngày đêm xông pha chiến đấu. Thức đêm nhiều dễ đau thận đấy, người anh em. Chỉ e đến lúc cần dùng, đồ của cậu không dùng được nữa.”
Quý Bạch liếc anh ta một cái: “Lạc đà dù gầy cũng to hơn ngựa.”
Thư Hàng khóc không được mà cười cũng chẳng xong.
Hai người im lặng một lúc, Quý Bạch chợt nhớ ra một chuyện, quay sang nói với Thư Hàng: “Thật ra năm ngoái tớ đi coi mắt một lần.”
Thư Hàng kinh ngạc: “Cậu đi coi mắt?”
Quý Bạch gật đầu: “Cháu gái của phu nhân Cục trưởng. Bọn tớ hẹn hò mấy tuần, cuối cùng đường ai nấy đi.”
Thư Hàng tỏ ra hưng phấn: “Tại sao?”
Quý Bạch lại châm một điếu thuốc, cất giọng lười nhác: “Cô gái này cũng khá xinh đẹp, là hoa khôi của huyện Hưởng Xuyên. Nhưng thời gian đó tớ rất bận, cũng chẳng gặp mặt mấy lần. Cuối cùng, người ta vớ được một công tử nhà giàu, đá bay tớ.”
Thư Hàng có vẻ không tin, anh nhìn chằm chằm gương mặt nghiêng anh tuấn của Quý Bạch: “Tốt xấu gì cậu cũng là ‘bông hoa’ của đại viện chúng ta. Cô gái đó nỡ đá cậu dứt khoát như vậy sao?”
Quý Bạch cười cười: “Thật ra cô ta từng đến tìm tớ một lần, nói cô ta rất đau khổ khi phải đưa ra quyết định này. Nếu tớ có thể mua cho cô ta một căn hộ ở thành phố Lâm trong vòng ba năm, cô ta sẽ bỏ anh chàng nhà giàu rồi đi theo tớ.”
Thư Hàng nghiêm túc ngẫm nghĩ: “Giá trị của cậu chỉ là một căn hộ? Yêu cầu thấp quá còn gì, cậu trả lời thế nào?”
“Tớ nói tiền lương hàng tháng của tớ là sáu ngàn, trong khi giá nhà ở thành phố Lâm mười ngàn một mét.”
Thư Hàng cười ha hả: “Ôi trời! Tớ không tin có người đàn bà ngốc nghếch như vậy? Áo khoác cậu mặc trên người, đồ mới ít nhất cũng trị giá vài chục ngàn? Cô ta nhìn không ra sao?”
Quý Bạch nheo mắt cười: “Cô ta hỏi tớ, quần áo của anh có phải là hàng fake loại A mua trên đường Tú Thủy ở Bắc Kinh hay không? Tớ nói: ‘Phải, hóa ra em cũng biết đường Tú Thủy’.”
Thư Hàng ôm bụng cười một trận. Sau đó, anh vỗ vai Quý Bạch: “Cô gái này cũng tốt đấy chứ, quá thẳng thắn.”
Quý Bạch gật đầu: “Đúng là thẳng thắn, tình cảm cũng có thể niêm yết giá, mua bán sòng phẳng.”
Đúng lúc này, cửa phòng VIP mở toang, một đám người đi ra. Có người vừa cười vừa chỉ vào một người khác: “Đi thôi, đến nhà cậu ta uống rượu quý của ông già cậu ta.”
Thư Hàng hỏi Quý Bạch: “Cậu có đi không?”
Quý Bạch hít một hơi thuốc rồi ném mẩu thuốc còn lại vào gạt tàn, cất giọng lười nhác: “Đi chứ, tội gì không đi.”
***
Cũng vào lúc chạng vạng ở thành phố Lâm ẩm ướt, hai bên bờ dòng sông chảy xuyên qua thành phố, đèn điện sáng choang.
Chuông báo hiệu hết giờ làm việc vang lên, Diêu Mông vẫn không có ý ra về. Cô nói muốn xem thêm tài liệu, còn nhanh nhẹn đề nghị đặt cơm hộp cho các đồng nghiệp tăng ca. Mấy người cảnh sát nói cười vây quanh chỗ cô ngồi.
Hứa Hủ xách túi đứng dậy, muốn lịch sự chào tạm biệt mọi người. Nhưng đứng một lúc vẫn không có ai chú ý đến cô. Cô lại không có thói quen nói to, cuối cùng cô đành lặng lẽ ra về.
Xe ô tô của Hứa Tuyển đã đậu sẵn bên lề đường. Bây giờ là giờ cao điểm tan tầm, ánh hoàng hôn và đèn đường mông lung chiếu qua cửa xe, hắt lên gương mặt tuấn tú trắng trẻo của anh. Cộng thêm bộ comple màu đen, Hứa Tuyển mang dáng vẻ của một tinh anh trong thành phố phồn hoa này.
Hứa Hủ mở cửa lên ô tô. Xe chạy một lúc, Hứa Tuyển âm thầm dò xét cô em gái của anh, chỉ thấy hai tay cô an phận đặt trên đầu gối, thần sắc lãnh đạm, nhưng chân cô nhẹ nhàng đá vào tấm thảm lông cừu mới thay.
Hứa Tuyển hơi buồn cười. Anh biết rõ thói quen của em gái. Lúc có tâm trạng vui vẻ, cô thích đá đồ vật; lúc tập trung suy nghĩ vấn đề, cô thường gõ ngón tay xuống đầu gối y như đàn ông.
“Hôm nay công việc thuận lợi không?” Hứa Tuyển cười hỏi.
“Cũng không tồi.”
Câu này có nghĩa rất tốt. Hứa Tuyển cười híp mắt, một tay rút cà vạt ném ra ghế sau. Anh mở cửa sổ, để ngọn gió chiều muộn thổi vào. Hai anh em đều không phải là người nhiều lời, ai nấy trầm mặc dõi mắt ra ngoài cửa xe.
Đúng lúc này, điện thoại di động của Hứa Hủ đổ chuông.
Vừa nhìn dãy số hiện trên màn hình, sắc mặt Hứa Hủ hơi thay đổi.
Hứa Tuyển hỏi: “Ai vậy?”
“Quý Bạch, đội phó đại đội cảnh sát hình sự.” Hôm nay, Hứa Hủ xem qua danh sách thành viên trong đội nên nhớ rõ số điện thoại của tất cả mọi người. Xem ra, Quý Bạch đã quyết định làm thầy giáo hướng dẫn cô. Tâm trạng cô bất chợt bay bổng trong tích tắc.
Đối diện với truyền kỳ trẻ tuổi nhất của giới cảnh sát, Hứa Hủ hơi căng thẳng. Cô điều hòa hơi thở mới bắt máy: “A lô!”
“Chào em, tôi là Quý Bạch.” Thanh âm trầm thấp của người đàn ông từ đầu kia điện thoại truyền tới.
“Chào anh, Quý đội.”
“Một tuần sau tôi sẽ quay về. Thời gian này, em hãy xem tư liệu về những vụ án chưa giải quyết trong mười năm qua rồi tiến hành phân tích.”
“Vâng ạ.”
“Tháng sau cần phối hợp với hoạt động chuyên mục của Bộ Công an, em hãy thu thập tài liệu có liên quan.”
“Vâng ạ.”
…
Một lúc bố trí năm sáu công việc phức tạp, Quý Bạch nói dứt khoát gọn gàng, Hứa Hủ lập tức đáp lời, không hề do dự. Cuối cùng anh ngừng lại, Hứa Hủ cũng không lên tiếng, chờ anh nói tiếp.
Lúc này, đầu kia điện thoại vang lên tiếng người nói chuyện và tiếng âm nhạc ồn ào. Quý Bạch nói câu gì đó với người ở bên cạnh. Vài giây sau, anh mới cất giọng nhàn nhạt: “Suỵt Suỵt, em có vấn đề gì muốn hỏi tôi không?”
Thanh âm của anh vẫn chưa hết ý cười. Hứa Hủ ngẫm nghĩ rồi trả lời: “Tạm thời không có.”
“Được, tạm biệt em.”
“Chào anh.”
Sau khi cúp điện thoại, Hứa Hủ thầm rà soát một lượt nhiệm vụ Quý Bạch vừa giao phó. Cô ngẩng đầu liền bắt gặp Hứa Tuyển nhìn cô chăm chú.
“Đó là cấp trên của em, sao em không biết lấy lòng người ta?” Hứa Tuyển phê bình em gái.
Tâm trạng của Hứa Hủ tương đối vui vẻ, cô nhẫn nại giải thích: “Anh có biết tại sao em muốn thực tập với người này hay không?”
“Em nói rồi, anh ta có tỷ lệ phá án cao nhất đội.”
“Ừ, một người có tỷ lệ phá án cao, sẽ không dễ dàng để nhân tố khác ảnh hưởng đến phán đoán của anh ta về con người và sự việc. Nói một cách khác, làm việc với anh ta, em sẽ không cần nịnh nọt lấy lòng, không cần nhìn sắc mặt, không cần phỏng đoán tâm tư. Em có thể bỏ tất cả tinh lực vào công việc. Em có thể sống một cách thoải mái tự tại.”
Bắt gặp tia sáng vụt qua đáy mắt em gái, tâm trạng của Hứa Tuyển cũng trở nên vui vẻ. Sau đó, nhân lúc em gái phấn khởi, Hứa Tuyển chuyển sang đề tài anh quan tâm hơn: “Sang năm em chính thức tốt nghiệp, công việc cũng ổn định. Cục Cảnh sát còn nhiều đàn ông chưa có bạn gái không? Em định lúc nào tìm bạn trai?”
Hứa Hủ nhìn anh trai bằng ánh mắt kỳ lạ: “Điều này liên quan gì đến anh?”
Hứa Tuyển không khỏi nản lòng, anh biết em gái không phải tranh cãi với anh, cô thật sự cảm thấy chuyện tình cảm của cô không liên quan đến anh.
Hứa Tuyển chán nản giơ tay vò mái tóc ngắn của Hứa Hủ loạn xạ. Hứa Hủ biết không thể né tránh, đành để mặc anh vò tóc. Cho đến khi anh thu tay về, cô mới quay đầu nhìn anh.
Đầu tóc cô rối bù như tổ quạ, nhưng thần sắc cô bình tĩnh, trong đôi mắt đen láy ẩn hiện ý cười nhàn nhạt.
Bắt gặp bộ dạng này của cô, Hứa Tuyển mềm lòng: “Năm nay em hai mươi bốn tuổi rồi. Tuy tuổi tác không phải lớn nhưng em chưa yêu bao giờ, lại gần như không có hứng thú với người khác giới… Em bảo hai người đàn ông ở nhà sao có thể yên tâm?”
Hứa Hủ trầm mặc. Sau đó cô đột nhiên ngồi thẳng người, nói nghiêm túc: “Em xin lỗi. Không phải em không có hứng thú, sau này em sẽ cố gắng.”
Năm Hứa Tuyển năm tuổi, Hứa Hủ hai tuổi, mẹ bọn họ bệnh nặng qua đời.
Bà Hứa là người hoạt động kinh doanh, để lại một văn phòng kế toán không lớn không nhỏ, giao cho cậu ruột quản lý. Sau khi tốt nghiệp đại học, Hứa Tuyển tiếp quản văn phòng của mẹ anh, bây giờ đã phát triển thành công ty có tiếng trong nghề. Bố của hai anh em là giáo sư đại học, sau khi vợ qua đời, ông một tay nuôi dạy con trai và con gái lớn khôn, không đi bước nữa.
Tính cách Hứa Tuyển trầm ổn thạo đời, là tổng hợp tính cách của bố mẹ anh. Chỉ trong mấy năm ngắn ngủi, anh đã có chỗ đứng vững chắc ở thành phố Lâm. Tuy nhiên, anh thay bạn gái nhanh hơn thay áo, tính cách trăng hoa không biết giống ai?
Hứa Hủ thì nghiêm túc giống người mẹ mạnh mẽ của cô. Lớn từng tuổi này, người xung quanh đều cảm thấy cô rất xuất sắc, nhưng không biết cách đối nhân xử thế, là trường hợp có IQ cao, EQ thấp điển hình.
Hứa Tuyển ngược lại cho rằng, em gái anh không phải không biết cách đối nhân xử thế, không phải có EQ thấp.
Cô chỉ là chẳng bận tâm mà thôi.
***
“Em không muốn bạn trai làm cảnh sát.” Hứa Hủ đột nhiên lên tiếng.
“Tại sao?”
“Không thích hợp. Công việc của em có tính chất nguy hiểm nhất định, thời gian làm việc và nghỉ ngơi không ổn định. Vì vậy, đối phương cần có công việc ổn định, kết cấu gia đình mới có thể cân bằng bổ sung cho nhau.”
Hứa Tuyển cũng không muốn em gái yêu cảnh sát. Trên thực tế, anh không yên tâm em gái tự đi tìm bạn trai, dù cô là chuyên gia tâm lý.
“Hay là vậy đi, để anh giới thiệu đối tượng cho em.” Hứa Tuyển nói.
Hứa Hủ trầm tư trong giây lát. Cô cảm thấy đề nghị của anh trai không tồi: “Được thôi. Em muốn tìm người làm nghề kỹ thuật. Nghiên cứu khoa học, IT, xây dựng, hóa chất… đều được.”
Hứa Tuyển vui vẻ hỏi: “Tại sao?”
Hứa Hủ trả lời: “Đàn ông làm kỹ thuật, lái xe ổn định hơn.”
Hứa Tuyển bật cười ha hả.
Đọc Tiếp Read More...
Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014
Nếu ốc sên có tình yêu - chap 15
Chương 15
Ánh nắng ban mai rọi chiếu, núi Lâm An yên tĩnh như một bức họa.
Miền nam nhiều núi sông, nơi này là một ngọn núi thấp rất bình thường ở ngoại ô thành phố Lâm. Núi Lâm An cũng chưa khai thác du lịch. Nên nếu không xảy ra vụ án mạng, đến người bản địa như Hứa Hủ cũng không biết trên sườn núi có ngôi biệt thự sang trọng như vậy.
Khi Quý Bạch và Hứa Hủ đến nơi, đã có mấy người cảnh sát khu vực ở hiện trường. Người thuộc đội hình cảnh thành phố vẫn đang trên đường tới đây.
Rừng cây thấp thoáng, con đường nhỏ trải đá cuội màu trắng nối thẳng đến ngôi biệt thự. Ngôi biệt thự chiếm diện tích rất rộng, xung quanh có tường bao và cánh cổng sắt lớn. Một người cảnh sát khu vực báo cáo: “Hệ thống giám sát an ninh của ngôi biệt thự đã bị phá hỏng hoàn toàn. Lúc chúng tôi đến nơi, cổng sắt không đóng.”
Quý Bạch gật đầu, dẫn Hứa Hủ đi vào bên trong.
Trên đường tới nơi này, Hứa Hủ rất yên tĩnh. Bộ não của cô nhanh chóng rà soát mọi manh mối liên quan đến Diệp Tử Tịch. Tuy nhiên, lồng ngực cô mơ hồ bị tắc nghẽn. Mỗi khi dung nhan xinh đẹp của Diệp Tử Tịch lướt qua đầu óc, cảm giác tắc nghẽn đó trở thành nặng trĩu, khiến cô càng trầm mặc.
Quý Bạch không chú ý đến tâm trạng của Hứa Hủ. Anh châm một điếu thuốc theo thói quen, lặng lẽ hút ở trên xe ô tô.
Nhiều năm qua, mỗi khi nghe nói xảy ra án mạng, trong lòng Quý Bạch luôn phảng phất có một luồng khí lạnh thổi qua. Luồng khí đó lạnh ngắt, mênh mông và nhanh chóng tan biến trong giây lát. Sau đó, anh vẫn trầm tĩnh, lạnh lùng, nhạy bén quan sát từng thi thể máu me đầm đìa.
***
Cánh cổng sắt màu cà phê thẫm mở ra, mùi máu tanh pha lẫn mùi hôi thối lan tỏa trong không khí. Hứa Hủ đi qua hành lang dài, sau đó cô nhìn thấy vết máu đã khô trên tấm thảm trắng muốt dưới chân, tạo thành vô số đường nhỏ ngoằn ngoèo tới xác chết nằm bên cạnh ghế sofa trong phòng khách.
Mặc dù lúc ở trường cảnh sát đã từng nhìn thấy thi thể người chết, nhưng bây giờ bắt gặp Diệp Tử Tịch như vậy, Hứa Hủ vẫn thẫn thờ trong một tích tắc. Thế giới xung quanh tựa hồ trở nên vô cũng yên tĩnh, chỉ còn lại thân thể lõa lồ, trắng nõn và thảm thương của Diệp Tử Tịch.
Trên cánh tay, đùi và bụng Diệp Tử Tịch cắm tất cả năm con dao rọc giấy, vết đâm rất gọn gàng dứt khoát, giống như muốn đóng chị vào vũng máu. Duy chỉ có vết thương trên bụng là nhầy nhụa, máu thịt mơ hồ, xuất hiện nhiều vết rạch ngang dọc. Ngực trái chị có một vết thương dài, vệt máu đã khô trông như một bông hoa đáng sợ, nở rộ trên ngực Diệp Tử Tịch.
Bên chân phải Diệp Tử Tịch có một chiếc áo khoác màu trắng, chiếc áo bị nhuộm đỏ máu một bên.
“Đã có ai động vào thi thể chưa?” Thanh âm bình tĩnh của Quý Bạch vang lên, Hứa Hủ bừng tỉnh trong giây lát.
“Có, là cậu này, chính cậu ấy đã phát hiện ra thi thể nạn nhân.” Người cảnh sát ở bên cạnh trả lời.
Hứa Hủ và Quý Bạch đều đưa mắt theo ngón tay chỉ của anh ta. Một người đàn ông ngồi dưới chân tường trắng toát. Kể từ lúc bọn họ vào nhà, người đàn ông vẫn giữ nguyên tư thế hai tay ôm đầu, không hề nhúc nhích.
Hứa Hủ giật mình: “Diệp Tử Kiêu?”
Người đàn ông lập tức ngẩng đầu nhìn Hứa Hủ. Chỉ một đêm không gặp, gương mặt tuấn tú của người đàn ông hoàn toàn mất tinh thần, đôi mắt đỏ ngầu: “Hứa Hủ…”
“Là cậu ta gọi điện báo cảnh sát.” Người cảnh sát giải thích.
Diệp Tử Kiêu hốt hoảng nhìn Hứa Hủ và Quý Bạch tiến lại gần anh ta. Lúc này, anh ta mới phát hiện toàn thân tê liệt, khó có thể động đậy.
“Diệp tiên sinh, cậu hãy nói tất cả những điều cậu biết cho chúng tôi.” Quý Bạch lên tiếng.
Diệp Tử Kiêu gật đầu, ánh mắt anh ta dừng lại ở khuôn mặt Hứa Hủ. Đôi mắt đen láy của cô tựa hồ vụt qua một tia thương cảm. Trái tim Diệp Tử Kiêu run lên, anh ta lẩm bẩm: “Hứa Hủ, Tử Tịch chết rồi… Chị ấy chết rồi, chị ấy không còn nữa…”
Hứa Hủ ngồi xổm xuống trước mặt Diệp Tử Kiêu. Cô nhìn thẳng vào mắt anh ta, nói rành rọt từng từ một: “Tôi biết anh rất buồn. Anh hãy bình tĩnh và kể cho chúng tôi mọi điều anh biết.”
Thanh âm bình thản của Hứa Hủ chứa đựng một sức mạnh yên định, vỗ về trái tim vô cùng đau đớn của Diệp Tử Kiêu. Trước cái chết của người thân, thái độ lạnh lùng cự tuyệt và những lời nói đau thấu xương của Hứa Hủ trước đó đều chẳng là gì cả.
Diệp Tử Kiêu chưa bao giờ có khao khát mãnh liệt ôm Hứa Hủ vào lòng, chưa bao giờ khao khát được hít hơi thở mềm mại giá lạnh của cô như lúc này…
Anh ta lặng lẽ cuộn chặt bàn tay, sau đó rút điện thoại di động từ túi quần: “Tôi nhận được tin nhắn của chị ấy.”
Hứa Hủ nhận điện thoại, vừa đọc tin nhắn cô liền ngẩn người, lập tức đưa cho Quý Bạch.
“Đến nhà số 3 đường Dược Mã núi Lâm An cứu chị.” Người gửi tin nhắn là Diệp Tử Tịch, thời gian là 22 giờ 17 phút tối qua.
“Cậu đến nơi này lúc mấy giờ?” Quý Bạch hỏi, Hứa Hủ cũng nhìn Diệp Tử Kiêu.
Trước đó, cảnh sát khu vực đã hỏi anh ta vấn đề này, nhưng khi lặp lại câu trả lời, thanh âm của Diệp Tử Kiêu vẫn run run: “Tôi ngủ say, mãi đến năm giờ sáng mới đọc tin nhắn.” Anh ta không che giấu nỗi ân hận, bởi nếu anh ta đọc tin nhắn sớm hơn, Diệp Tử Tịch có thể được cứu thoát.
“Không ai có khả năng dự tính mọi chuyện.” Quý Bạch cất giọng bình tĩnh: “Cậu không cần tự trách mình.”
Diệp Tử Kiêu gượng gạo gật đầu.
Hứa Hủ hỏi: “Đây là nhà của Diệp Tử Tịch?”
Diệp Tử Kiêu lắc đầu: “Tôi không rõ, chị ấy có nhiều bất động sản.”
Diệp Tử Kiêu kể lại chuyện xảy ra vào lúc sáng sớm hôm nay: Sau khi đọc tin nhắn vào khoảng năm giờ sáng, anh ta lập tức lái xe đến nơi này. Lúc anh ta đến nơi, mọi thứ trong ngôi biệt thự vẫn như bây giờ. Điểm khác biệt duy nhất là trên người Diệp Tử Tịch đắp chiếc áo khoác màu trắng. Lúc đó, anh ta không nghĩ ngợi nhiều, chỉ muốn xác định Diệp Tử Tịch còn sống hay đã chết, nên mới kéo áo khoác. Vừa cầm áo khoác, anh ta liền nhìn thấy thi thể Diệp Tử Tịch bị cắm mấy con dao rọc giấy.
“Các anh chẳng phải đã bắt được thủ phạm gây ra vụ án lưỡi dao lần trước hay sao?” Viền mắt Diệp Tử Kiêu đỏ hoe: “Hắn còn đồng đảng đúng không? Bởi vì Tử Tịch thoát chết nên hắn lại giết chị ấy?”
Quý Bạch và Hứa Hủ đều không trả lời. Việc phá vụ án lưỡi dao, phía cảnh sát không công bố rộng rãi, nhưng có thông báo kết quả phá án với người bị hại. Diệp Tử Tịch chắc chắn đã nói cho Diệp Tử Kiêu biết.
Hôm nay, vụ án lưỡi dao tái diễn. Hung thủ giết chết người phụ nữ từng là nạn nhân trước đó.
Lần này, Triệu Hàn tới ngôi biệt thự, Quý Bạch bảo anh ta đưa Diệp Tử Kiêu về Cục trước. Triệu Hàn có nhiệm vụ vỗ về tâm trạng Diệp Tử Kiêu và lấy lời khai chi tiết. Khi bọn họ đi ra ngoài, Hứa Hủ đuổi theo hỏi: “Lúc anh vào đây, chiếc áo đắp trên người chị Tử Tịch như thế nào?”
Diệp Tử Kiêu nhíu mày: “Ý em là gì?”
“Là lộn xộn hay ngay ngắn?” Hứa Hủ hỏi lại.
Diệp Tử Kiêu ngẫm nghĩ rồi trả lời: “Không lộn xộn, hình như có người đắp lên người chị ấy, chỉ để lộ cánh tay và bắp chân ra ngoài. Vì vậy… tôi mới cầm lên, xem chị ấy thế nào.”
Hứa Hủ gật đầu: “Tôi biết rồi.”
Diệp Tử Kiêu nhìn Hứa Hủ, trong lòng nhói đau, muốn nói nhưng không biết mở miệng ra sao.
Hứa Hủ lại gật đầu: “Tôi rõ rồi, chúng tôi sẽ cố gắng hết sức.”
Diệp Tử Kiêu cuối cùng không thể kiềm chế, giơ tay kéo Hứa Hủ vào lòng. Cảm thấy toàn thân cô cứng đờ, anh ta ra sức hít mùi hương trên người cô, rồi lập tức buông tay: “Cám ơn em, Hứa Hủ.”
***
Vụ án có nhiều điểm nghi vấn, đây là cảm giác trực quan nhất của Hứa Hủ. Khi Hứa Hủ quay lại phòng khách, Quý Bạch đang chắp hai tay sau lưng đứng trước thi thể. Anh nhướng mắt nhìn cô, cất giọng trầm trầm: “Chúng ta đi xem hiện trường.”
Hứa Hủ lập tức đi theo Quý Bạch.
Trong quá trình làm việc, Quý Bạch vô cùng nghiêm túc, gương mặt anh không hề xuất hiện ý cười thường lệ mà nghiêm nghị sắc bén như lưỡi dao. Anh cố ý đợi Hứa Hủ quay về mới bắt đầu, là muốn để cô theo anh học hỏi cả quá trình điều tra hiện trường.
Đầu tiên, ánh mắt Quý Bạch dừng lại ở thi thể Diệp Tử Tịch. Anh trầm ngâm vài giây rồi mở miệng: “Tôi nói, em ghi chép.”
“Vâng ạ.”
“Phòng khách có dấu hiệu đánh lộn, vết thương chí mạng là vết đâm ở ngực. Đây cũng có thể là lý do nạn nhân gửi tin nhắn, bởi vì vết thương ở ngực khiến nạn nhân hô hấp khó khăn, không thể mở miệng nói chuyện…” Thanh âm của Quý Bạch trầm tĩnh như nước, Hứa Hủ ngoáy bút rất nhanh.
Ngôi biệt thự có rất nhiều phòng, nhưng chỉ có một phòng ngủ, còn lại là thư phòng, phòng nghỉ ngơi, hoặc phòng vẫn để trống. Quý Bạch dừng lại ở cửa phòng ngủ, căn phòng này trang nhã và gọn gàng ngăn nắp, không có dấu hiệu bất thường.
Ánh mắt Quý Bạch dừng lại ở dãy tủ quần áo trong gian thay đồ. Anh vừa định đi vào bên trong, một thân hình nhỏ bé đột ngột từ đằng sau vượt qua người anh đi đến trước tủ quần áo, mở cánh cửa tủ trước anh một bước. Cô đứng quay lưng về phía anh, một tay chống cằm, bắt đầu quan sát tỉ mỉ.
Cô gái nhỏ che mất tầm nhìn của anh như thể là lẽ dĩ nhiên. Tâm trạng vốn căng lên như dây đàn của Quý Bạch bỗng dưng được thả lỏng.
Anh giơ tay túm cổ áo Hứa Hủ, kéo sang một bên.
Hứa Hủ lập tức nhìn anh bằng ánh mắt không vui: “Anh làm gì vậy?”
“Đứng sau lưng tôi.” Quý Bạch ra lệnh ngắn gọn.
“Tại sao?” Hứa Hủ nhíu chặt lông mày.
Quý Bạch lãnh đạm liếc cô một cái: “Đây là lần thứ mấy em có mặt ở hiện trường gây án?”
“Lần đầu tiên.”
“Vì vậy?”
Hứa Hủ: “…”
Quý Bạch mặc kệ cô, tiếp tục quan sát xung quanh.
Hứa Hủ đành mở miệng, ngữ khí có phần nhẫn nại: “Vấn đề ở chỗ anh cao lớn quá, che hết tầm nhìn của em. Nên lúc anh nói, em chẳng nhìn thấy gì mà ghi chép…”
“Đứng bên cạnh tôi.” Quý Bạch không quay đầu, trực tiếp ngắt lời Hứa Hủ.
Hứa Hủ lập tức tiến lên một bước, cùng Quý Bạch đứng trước tủ quần áo.
Quý Bạch vốn chăm chú xem xét, một lúc sau, anh bỗng thấy một thứ gì đó mát lạnh mềm mại chạm vào mu bàn tay anh, khiến anh nhột nhột, cũng làm anh phân tâm ngay tức thì.
Quý Bạch dịch chuyển ánh mắt xuống dưới, gương mặt nhỏ nhắn trắng ngần của Hứa Hủ vẫn hướng về tủ quần áo. Thứ vừa chạm vào tay anh chính là ngón tay của cô.
Nếu là người phụ nữ khác, Quý Bạch chắc chắn sẽ lặng lẽ tránh xa. Nhưng Hứa Hủ vẫn giữ bộ dạng vô cùng nghiêm túc, Quý Bạch biết cô chẳng để ý nên cũng không quá bận tâm.
Một lúc sau, Quý Bạch bỗng cảm thấy Hứa Hủ động đậy người. Anh liếc mắt, cô đã phát hiện tay hai người chạm vào nhau. Hứa Hủ chau mày bỏ tay vào túi quần, kiên quyết đứng tránh xa anh một chút.
Trong tủ quần áo thứ nhất chỉ có khoảng hai mươi cái quần hoặc áo. Hai tủ quần áo còn lại cũng chỉ có tầm mười cái, treo ở hai đầu. Ngoài ra còn có một giá để giày dép. Toàn là giày phụ nữ các mùa chất liệu bày rải rác.
Sau khi đi một vòng quanh ngôi biệt thự, Hứa Hủ và Quý Bạch lại quay về phòng khách. Ngoài nơi này, các phòng khác đều gọn gàng sạch sẽ. Lúc bấy giờ, Lão Ngô và một số cảnh sát trong đội đã tới nơi, đang vây quanh thi thể của Diệp Tử Tịch chụp ảnh. Chứng kiến cảnh tượng này, lồng ngực Hứa Hủ lại tắc nghẽn khó chịu, cô liền quay đầu quan sát đồ vật khác trong phòng khách.
Ghế sofa làm bằng da thật màu đen, không có dấu vết khác thường. Trên tường treo mấy bức tranh chữ, nét chữ phóng khoáng rắn rỏi. Kệ bếp ở bên cạnh đặt một cái bát salad rau xanh và một bát shashimi (*). Mùi hôi thối mà Hứa Hủ ngửi thấy lúc mới vào cửa, chính là bốc ra từ bát shashimi bị hỏng này. Bên trong tủ lạnh có rất nhiều thực phẩm. Có thể thấy vụ mưu sát xảy ra đột ngột. Trước đó, Diệp Tử Tịch đang chuẩn bị đồ ăn đêm.
(*) Shashimi là món ăn truyền thống Nhật Bản, được làm từ thịt các loại cá.
Một lúc sau, Quý Bạch gọi mọi người tụ tập.
Nhân viên pháp y báo cáo kết quả nghiệm thi sơ bộ, thời gian nạn nhân qua đời dự đoán từ lúc hai mươi mốt giờ tối qua đến bốn giờ sáng nay. Điều này trùng khớp với thời gian gửi tin nhắn cho Diệp Tử Kiêu.
Một người khác báo cáo: “Chúng tôi kiểm tra sơ bộ, không tìm thấy dấu vân tay và dấu chân, chứng tỏ có người dọn sạch hiện trường. Ngôi biệt thự vốn có hệ thống giám sát an ninh hiện đại nhưng đều bị phá hỏng, không thể tìm ra manh mối từ camera giám sát. Khu vực này rất vắng vẻ, tạm thời không phát hiện thêm nhân chứng.”
Điều này có nghĩa là, kết quả điều tra bước đầu cho thấy, hiện trường không tồn tại một vật chứng có giá trị. Mọi người đều trầm mặc.
Đây không phải là vụ án đơn giản. Hung thủ có kỹ năng chống lại cuộc điều tra rất nhạy bén. Lẽ nào hung thủ là một tội phạm tàn nhẫn có IQ cao, hắn mô phỏng vụ án của Dương Vũ?
“Sếp thấy thế nào ạ?” Có người hỏi.
Quý Bạch không lập tức trả lời, mà quay sang Hứa Hủ: “Hãy nói suy nghĩ của em.”
Quý Bạch vừa dứt lời, mọi người đều nhìn Hứa Hủ.
So với lúc mới vào Cục Cảnh sát, Hứa Hủ tỏ ra chững chạc hơn nhiều, cô gật đầu: “Tôi cho rằng hung thủ là người quen của Diệp Tử Tịch, thậm chí có quan hệ rất gần gũi. Tôi đề nghị hãy bắt đầu điều tra từ những người ở bên cạnh chị ấy.”
“Tại sao?” Một cảnh sát cất giọng hiếu kỳ.
Hứa Hủ đáp: “Có hai hành vi chứng tỏ điều này.
Thứ nhất là hành vi của Diệp Tử Tịch. Tin nhắn chị ấy gửi là ‘cứu chị’, chứ không phải ‘báo cảnh sát’. Điều này không hợp lý. Kêu Diệp Tử Kiêu báo cảnh sát, cảnh sát khu vực chắc chắn sẽ đến nhanh hơn Diệp Tử Kiêu ở trong nội thành, cũng có thể kịp thời cấp cứu chị ấy. Diệp Tử Tịch là người có tư duy nhạy bén và tố chất tâm lý rất tốt. Dù phải đối mặt với cái chết, tôi tin chị ấy cũng có thể đưa ra phán đoán có lợi cho bản thân. Trừ khi chị ấy không muốn báo cảnh sát, bởi hung thủ là người quen của chị ấy.
Thứ hai là hành vi của hung thủ. Hung thủ không chỉ đâm chết nạn nhân, mà còn cắm con dao rọc giấy vào người nạn nhân. Nhìn từ bề ngoài, đây là hành vi ngược đãi không cần thiết, mà giống một loại ký hiệu hay nghi thức nào đó của hung thủ.
Lúc nhân chứng phát hiện ra thi thể nạn nhân, trên người nạn nhân đắp một cái áo khoác chỉnh tề. Hành vi này có khả năng phản ánh hai tâm trạng: ân hận hoặc thương tiếc. Một tên giết người biến thái tùy cơ gây án, khó có thể nảy sinh tâm trạng đó với nạn nhân.
Vì vậy tôi cho rằng, hung thủ tồn tại thứ tình cảm phức tạp với Diệp Tử Tịch. Về việc tại sao hắn mô phỏng Dương Vũ, hiện tôi vẫn chưa rõ. Có lẽ chỉ nhằm mục đích đánh lạc hướng điều tra của cảnh sát.”
Mọi người đều im lặng lắng nghe. Quý Bạch nhìn Hứa Hủ, khóe mắt anh thấp thoáng ý cười nhàn nhạt. Lão Ngô mở miệng trước tiên: “Tôi đồng ý. Vụ án này có nhiều điểm nghi vấn. Quý đội, cậu thấy thế nào?”
Quý Bạch gật đầu: “Tôi đồng ý với ý kiến của Hứa Hủ. Tôi bổ sung thêm hai điểm:
Thứ nhất, hung thủ có khả năng là hai người, một người giữ vai trò chủ dạo, một người phục tùng.
Thứ hai, Diệp Tử Tịch có quan hệ bất chính với một người đàn ông. Ngôi biệt thự này là nơi hò hẹn của bọn họ. Chúng ta phải nhanh chóng tìm ra người đàn ông đó.”
Tiếp Read More...
Ánh nắng ban mai rọi chiếu, núi Lâm An yên tĩnh như một bức họa.
Miền nam nhiều núi sông, nơi này là một ngọn núi thấp rất bình thường ở ngoại ô thành phố Lâm. Núi Lâm An cũng chưa khai thác du lịch. Nên nếu không xảy ra vụ án mạng, đến người bản địa như Hứa Hủ cũng không biết trên sườn núi có ngôi biệt thự sang trọng như vậy.
Khi Quý Bạch và Hứa Hủ đến nơi, đã có mấy người cảnh sát khu vực ở hiện trường. Người thuộc đội hình cảnh thành phố vẫn đang trên đường tới đây.
Rừng cây thấp thoáng, con đường nhỏ trải đá cuội màu trắng nối thẳng đến ngôi biệt thự. Ngôi biệt thự chiếm diện tích rất rộng, xung quanh có tường bao và cánh cổng sắt lớn. Một người cảnh sát khu vực báo cáo: “Hệ thống giám sát an ninh của ngôi biệt thự đã bị phá hỏng hoàn toàn. Lúc chúng tôi đến nơi, cổng sắt không đóng.”
Quý Bạch gật đầu, dẫn Hứa Hủ đi vào bên trong.
Trên đường tới nơi này, Hứa Hủ rất yên tĩnh. Bộ não của cô nhanh chóng rà soát mọi manh mối liên quan đến Diệp Tử Tịch. Tuy nhiên, lồng ngực cô mơ hồ bị tắc nghẽn. Mỗi khi dung nhan xinh đẹp của Diệp Tử Tịch lướt qua đầu óc, cảm giác tắc nghẽn đó trở thành nặng trĩu, khiến cô càng trầm mặc.
Quý Bạch không chú ý đến tâm trạng của Hứa Hủ. Anh châm một điếu thuốc theo thói quen, lặng lẽ hút ở trên xe ô tô.
Nhiều năm qua, mỗi khi nghe nói xảy ra án mạng, trong lòng Quý Bạch luôn phảng phất có một luồng khí lạnh thổi qua. Luồng khí đó lạnh ngắt, mênh mông và nhanh chóng tan biến trong giây lát. Sau đó, anh vẫn trầm tĩnh, lạnh lùng, nhạy bén quan sát từng thi thể máu me đầm đìa.
***
Cánh cổng sắt màu cà phê thẫm mở ra, mùi máu tanh pha lẫn mùi hôi thối lan tỏa trong không khí. Hứa Hủ đi qua hành lang dài, sau đó cô nhìn thấy vết máu đã khô trên tấm thảm trắng muốt dưới chân, tạo thành vô số đường nhỏ ngoằn ngoèo tới xác chết nằm bên cạnh ghế sofa trong phòng khách.
Mặc dù lúc ở trường cảnh sát đã từng nhìn thấy thi thể người chết, nhưng bây giờ bắt gặp Diệp Tử Tịch như vậy, Hứa Hủ vẫn thẫn thờ trong một tích tắc. Thế giới xung quanh tựa hồ trở nên vô cũng yên tĩnh, chỉ còn lại thân thể lõa lồ, trắng nõn và thảm thương của Diệp Tử Tịch.
Trên cánh tay, đùi và bụng Diệp Tử Tịch cắm tất cả năm con dao rọc giấy, vết đâm rất gọn gàng dứt khoát, giống như muốn đóng chị vào vũng máu. Duy chỉ có vết thương trên bụng là nhầy nhụa, máu thịt mơ hồ, xuất hiện nhiều vết rạch ngang dọc. Ngực trái chị có một vết thương dài, vệt máu đã khô trông như một bông hoa đáng sợ, nở rộ trên ngực Diệp Tử Tịch.
Bên chân phải Diệp Tử Tịch có một chiếc áo khoác màu trắng, chiếc áo bị nhuộm đỏ máu một bên.
“Đã có ai động vào thi thể chưa?” Thanh âm bình tĩnh của Quý Bạch vang lên, Hứa Hủ bừng tỉnh trong giây lát.
“Có, là cậu này, chính cậu ấy đã phát hiện ra thi thể nạn nhân.” Người cảnh sát ở bên cạnh trả lời.
Hứa Hủ và Quý Bạch đều đưa mắt theo ngón tay chỉ của anh ta. Một người đàn ông ngồi dưới chân tường trắng toát. Kể từ lúc bọn họ vào nhà, người đàn ông vẫn giữ nguyên tư thế hai tay ôm đầu, không hề nhúc nhích.
Hứa Hủ giật mình: “Diệp Tử Kiêu?”
Người đàn ông lập tức ngẩng đầu nhìn Hứa Hủ. Chỉ một đêm không gặp, gương mặt tuấn tú của người đàn ông hoàn toàn mất tinh thần, đôi mắt đỏ ngầu: “Hứa Hủ…”
“Là cậu ta gọi điện báo cảnh sát.” Người cảnh sát giải thích.
Diệp Tử Kiêu hốt hoảng nhìn Hứa Hủ và Quý Bạch tiến lại gần anh ta. Lúc này, anh ta mới phát hiện toàn thân tê liệt, khó có thể động đậy.
“Diệp tiên sinh, cậu hãy nói tất cả những điều cậu biết cho chúng tôi.” Quý Bạch lên tiếng.
Diệp Tử Kiêu gật đầu, ánh mắt anh ta dừng lại ở khuôn mặt Hứa Hủ. Đôi mắt đen láy của cô tựa hồ vụt qua một tia thương cảm. Trái tim Diệp Tử Kiêu run lên, anh ta lẩm bẩm: “Hứa Hủ, Tử Tịch chết rồi… Chị ấy chết rồi, chị ấy không còn nữa…”
Hứa Hủ ngồi xổm xuống trước mặt Diệp Tử Kiêu. Cô nhìn thẳng vào mắt anh ta, nói rành rọt từng từ một: “Tôi biết anh rất buồn. Anh hãy bình tĩnh và kể cho chúng tôi mọi điều anh biết.”
Thanh âm bình thản của Hứa Hủ chứa đựng một sức mạnh yên định, vỗ về trái tim vô cùng đau đớn của Diệp Tử Kiêu. Trước cái chết của người thân, thái độ lạnh lùng cự tuyệt và những lời nói đau thấu xương của Hứa Hủ trước đó đều chẳng là gì cả.
Diệp Tử Kiêu chưa bao giờ có khao khát mãnh liệt ôm Hứa Hủ vào lòng, chưa bao giờ khao khát được hít hơi thở mềm mại giá lạnh của cô như lúc này…
Anh ta lặng lẽ cuộn chặt bàn tay, sau đó rút điện thoại di động từ túi quần: “Tôi nhận được tin nhắn của chị ấy.”
Hứa Hủ nhận điện thoại, vừa đọc tin nhắn cô liền ngẩn người, lập tức đưa cho Quý Bạch.
“Đến nhà số 3 đường Dược Mã núi Lâm An cứu chị.” Người gửi tin nhắn là Diệp Tử Tịch, thời gian là 22 giờ 17 phút tối qua.
“Cậu đến nơi này lúc mấy giờ?” Quý Bạch hỏi, Hứa Hủ cũng nhìn Diệp Tử Kiêu.
Trước đó, cảnh sát khu vực đã hỏi anh ta vấn đề này, nhưng khi lặp lại câu trả lời, thanh âm của Diệp Tử Kiêu vẫn run run: “Tôi ngủ say, mãi đến năm giờ sáng mới đọc tin nhắn.” Anh ta không che giấu nỗi ân hận, bởi nếu anh ta đọc tin nhắn sớm hơn, Diệp Tử Tịch có thể được cứu thoát.
“Không ai có khả năng dự tính mọi chuyện.” Quý Bạch cất giọng bình tĩnh: “Cậu không cần tự trách mình.”
Diệp Tử Kiêu gượng gạo gật đầu.
Hứa Hủ hỏi: “Đây là nhà của Diệp Tử Tịch?”
Diệp Tử Kiêu lắc đầu: “Tôi không rõ, chị ấy có nhiều bất động sản.”
Diệp Tử Kiêu kể lại chuyện xảy ra vào lúc sáng sớm hôm nay: Sau khi đọc tin nhắn vào khoảng năm giờ sáng, anh ta lập tức lái xe đến nơi này. Lúc anh ta đến nơi, mọi thứ trong ngôi biệt thự vẫn như bây giờ. Điểm khác biệt duy nhất là trên người Diệp Tử Tịch đắp chiếc áo khoác màu trắng. Lúc đó, anh ta không nghĩ ngợi nhiều, chỉ muốn xác định Diệp Tử Tịch còn sống hay đã chết, nên mới kéo áo khoác. Vừa cầm áo khoác, anh ta liền nhìn thấy thi thể Diệp Tử Tịch bị cắm mấy con dao rọc giấy.
“Các anh chẳng phải đã bắt được thủ phạm gây ra vụ án lưỡi dao lần trước hay sao?” Viền mắt Diệp Tử Kiêu đỏ hoe: “Hắn còn đồng đảng đúng không? Bởi vì Tử Tịch thoát chết nên hắn lại giết chị ấy?”
Quý Bạch và Hứa Hủ đều không trả lời. Việc phá vụ án lưỡi dao, phía cảnh sát không công bố rộng rãi, nhưng có thông báo kết quả phá án với người bị hại. Diệp Tử Tịch chắc chắn đã nói cho Diệp Tử Kiêu biết.
Hôm nay, vụ án lưỡi dao tái diễn. Hung thủ giết chết người phụ nữ từng là nạn nhân trước đó.
Lần này, Triệu Hàn tới ngôi biệt thự, Quý Bạch bảo anh ta đưa Diệp Tử Kiêu về Cục trước. Triệu Hàn có nhiệm vụ vỗ về tâm trạng Diệp Tử Kiêu và lấy lời khai chi tiết. Khi bọn họ đi ra ngoài, Hứa Hủ đuổi theo hỏi: “Lúc anh vào đây, chiếc áo đắp trên người chị Tử Tịch như thế nào?”
Diệp Tử Kiêu nhíu mày: “Ý em là gì?”
“Là lộn xộn hay ngay ngắn?” Hứa Hủ hỏi lại.
Diệp Tử Kiêu ngẫm nghĩ rồi trả lời: “Không lộn xộn, hình như có người đắp lên người chị ấy, chỉ để lộ cánh tay và bắp chân ra ngoài. Vì vậy… tôi mới cầm lên, xem chị ấy thế nào.”
Hứa Hủ gật đầu: “Tôi biết rồi.”
Diệp Tử Kiêu nhìn Hứa Hủ, trong lòng nhói đau, muốn nói nhưng không biết mở miệng ra sao.
Hứa Hủ lại gật đầu: “Tôi rõ rồi, chúng tôi sẽ cố gắng hết sức.”
Diệp Tử Kiêu cuối cùng không thể kiềm chế, giơ tay kéo Hứa Hủ vào lòng. Cảm thấy toàn thân cô cứng đờ, anh ta ra sức hít mùi hương trên người cô, rồi lập tức buông tay: “Cám ơn em, Hứa Hủ.”
***
Vụ án có nhiều điểm nghi vấn, đây là cảm giác trực quan nhất của Hứa Hủ. Khi Hứa Hủ quay lại phòng khách, Quý Bạch đang chắp hai tay sau lưng đứng trước thi thể. Anh nhướng mắt nhìn cô, cất giọng trầm trầm: “Chúng ta đi xem hiện trường.”
Hứa Hủ lập tức đi theo Quý Bạch.
Trong quá trình làm việc, Quý Bạch vô cùng nghiêm túc, gương mặt anh không hề xuất hiện ý cười thường lệ mà nghiêm nghị sắc bén như lưỡi dao. Anh cố ý đợi Hứa Hủ quay về mới bắt đầu, là muốn để cô theo anh học hỏi cả quá trình điều tra hiện trường.
Đầu tiên, ánh mắt Quý Bạch dừng lại ở thi thể Diệp Tử Tịch. Anh trầm ngâm vài giây rồi mở miệng: “Tôi nói, em ghi chép.”
“Vâng ạ.”
“Phòng khách có dấu hiệu đánh lộn, vết thương chí mạng là vết đâm ở ngực. Đây cũng có thể là lý do nạn nhân gửi tin nhắn, bởi vì vết thương ở ngực khiến nạn nhân hô hấp khó khăn, không thể mở miệng nói chuyện…” Thanh âm của Quý Bạch trầm tĩnh như nước, Hứa Hủ ngoáy bút rất nhanh.
Ngôi biệt thự có rất nhiều phòng, nhưng chỉ có một phòng ngủ, còn lại là thư phòng, phòng nghỉ ngơi, hoặc phòng vẫn để trống. Quý Bạch dừng lại ở cửa phòng ngủ, căn phòng này trang nhã và gọn gàng ngăn nắp, không có dấu hiệu bất thường.
Ánh mắt Quý Bạch dừng lại ở dãy tủ quần áo trong gian thay đồ. Anh vừa định đi vào bên trong, một thân hình nhỏ bé đột ngột từ đằng sau vượt qua người anh đi đến trước tủ quần áo, mở cánh cửa tủ trước anh một bước. Cô đứng quay lưng về phía anh, một tay chống cằm, bắt đầu quan sát tỉ mỉ.
Cô gái nhỏ che mất tầm nhìn của anh như thể là lẽ dĩ nhiên. Tâm trạng vốn căng lên như dây đàn của Quý Bạch bỗng dưng được thả lỏng.
Anh giơ tay túm cổ áo Hứa Hủ, kéo sang một bên.
Hứa Hủ lập tức nhìn anh bằng ánh mắt không vui: “Anh làm gì vậy?”
“Đứng sau lưng tôi.” Quý Bạch ra lệnh ngắn gọn.
“Tại sao?” Hứa Hủ nhíu chặt lông mày.
Quý Bạch lãnh đạm liếc cô một cái: “Đây là lần thứ mấy em có mặt ở hiện trường gây án?”
“Lần đầu tiên.”
“Vì vậy?”
Hứa Hủ: “…”
Quý Bạch mặc kệ cô, tiếp tục quan sát xung quanh.
Hứa Hủ đành mở miệng, ngữ khí có phần nhẫn nại: “Vấn đề ở chỗ anh cao lớn quá, che hết tầm nhìn của em. Nên lúc anh nói, em chẳng nhìn thấy gì mà ghi chép…”
“Đứng bên cạnh tôi.” Quý Bạch không quay đầu, trực tiếp ngắt lời Hứa Hủ.
Hứa Hủ lập tức tiến lên một bước, cùng Quý Bạch đứng trước tủ quần áo.
Quý Bạch vốn chăm chú xem xét, một lúc sau, anh bỗng thấy một thứ gì đó mát lạnh mềm mại chạm vào mu bàn tay anh, khiến anh nhột nhột, cũng làm anh phân tâm ngay tức thì.
Quý Bạch dịch chuyển ánh mắt xuống dưới, gương mặt nhỏ nhắn trắng ngần của Hứa Hủ vẫn hướng về tủ quần áo. Thứ vừa chạm vào tay anh chính là ngón tay của cô.
Nếu là người phụ nữ khác, Quý Bạch chắc chắn sẽ lặng lẽ tránh xa. Nhưng Hứa Hủ vẫn giữ bộ dạng vô cùng nghiêm túc, Quý Bạch biết cô chẳng để ý nên cũng không quá bận tâm.
Một lúc sau, Quý Bạch bỗng cảm thấy Hứa Hủ động đậy người. Anh liếc mắt, cô đã phát hiện tay hai người chạm vào nhau. Hứa Hủ chau mày bỏ tay vào túi quần, kiên quyết đứng tránh xa anh một chút.
Trong tủ quần áo thứ nhất chỉ có khoảng hai mươi cái quần hoặc áo. Hai tủ quần áo còn lại cũng chỉ có tầm mười cái, treo ở hai đầu. Ngoài ra còn có một giá để giày dép. Toàn là giày phụ nữ các mùa chất liệu bày rải rác.
Sau khi đi một vòng quanh ngôi biệt thự, Hứa Hủ và Quý Bạch lại quay về phòng khách. Ngoài nơi này, các phòng khác đều gọn gàng sạch sẽ. Lúc bấy giờ, Lão Ngô và một số cảnh sát trong đội đã tới nơi, đang vây quanh thi thể của Diệp Tử Tịch chụp ảnh. Chứng kiến cảnh tượng này, lồng ngực Hứa Hủ lại tắc nghẽn khó chịu, cô liền quay đầu quan sát đồ vật khác trong phòng khách.
Ghế sofa làm bằng da thật màu đen, không có dấu vết khác thường. Trên tường treo mấy bức tranh chữ, nét chữ phóng khoáng rắn rỏi. Kệ bếp ở bên cạnh đặt một cái bát salad rau xanh và một bát shashimi (*). Mùi hôi thối mà Hứa Hủ ngửi thấy lúc mới vào cửa, chính là bốc ra từ bát shashimi bị hỏng này. Bên trong tủ lạnh có rất nhiều thực phẩm. Có thể thấy vụ mưu sát xảy ra đột ngột. Trước đó, Diệp Tử Tịch đang chuẩn bị đồ ăn đêm.
(*) Shashimi là món ăn truyền thống Nhật Bản, được làm từ thịt các loại cá.
Một lúc sau, Quý Bạch gọi mọi người tụ tập.
Nhân viên pháp y báo cáo kết quả nghiệm thi sơ bộ, thời gian nạn nhân qua đời dự đoán từ lúc hai mươi mốt giờ tối qua đến bốn giờ sáng nay. Điều này trùng khớp với thời gian gửi tin nhắn cho Diệp Tử Kiêu.
Một người khác báo cáo: “Chúng tôi kiểm tra sơ bộ, không tìm thấy dấu vân tay và dấu chân, chứng tỏ có người dọn sạch hiện trường. Ngôi biệt thự vốn có hệ thống giám sát an ninh hiện đại nhưng đều bị phá hỏng, không thể tìm ra manh mối từ camera giám sát. Khu vực này rất vắng vẻ, tạm thời không phát hiện thêm nhân chứng.”
Điều này có nghĩa là, kết quả điều tra bước đầu cho thấy, hiện trường không tồn tại một vật chứng có giá trị. Mọi người đều trầm mặc.
Đây không phải là vụ án đơn giản. Hung thủ có kỹ năng chống lại cuộc điều tra rất nhạy bén. Lẽ nào hung thủ là một tội phạm tàn nhẫn có IQ cao, hắn mô phỏng vụ án của Dương Vũ?
“Sếp thấy thế nào ạ?” Có người hỏi.
Quý Bạch không lập tức trả lời, mà quay sang Hứa Hủ: “Hãy nói suy nghĩ của em.”
Quý Bạch vừa dứt lời, mọi người đều nhìn Hứa Hủ.
So với lúc mới vào Cục Cảnh sát, Hứa Hủ tỏ ra chững chạc hơn nhiều, cô gật đầu: “Tôi cho rằng hung thủ là người quen của Diệp Tử Tịch, thậm chí có quan hệ rất gần gũi. Tôi đề nghị hãy bắt đầu điều tra từ những người ở bên cạnh chị ấy.”
“Tại sao?” Một cảnh sát cất giọng hiếu kỳ.
Hứa Hủ đáp: “Có hai hành vi chứng tỏ điều này.
Thứ nhất là hành vi của Diệp Tử Tịch. Tin nhắn chị ấy gửi là ‘cứu chị’, chứ không phải ‘báo cảnh sát’. Điều này không hợp lý. Kêu Diệp Tử Kiêu báo cảnh sát, cảnh sát khu vực chắc chắn sẽ đến nhanh hơn Diệp Tử Kiêu ở trong nội thành, cũng có thể kịp thời cấp cứu chị ấy. Diệp Tử Tịch là người có tư duy nhạy bén và tố chất tâm lý rất tốt. Dù phải đối mặt với cái chết, tôi tin chị ấy cũng có thể đưa ra phán đoán có lợi cho bản thân. Trừ khi chị ấy không muốn báo cảnh sát, bởi hung thủ là người quen của chị ấy.
Thứ hai là hành vi của hung thủ. Hung thủ không chỉ đâm chết nạn nhân, mà còn cắm con dao rọc giấy vào người nạn nhân. Nhìn từ bề ngoài, đây là hành vi ngược đãi không cần thiết, mà giống một loại ký hiệu hay nghi thức nào đó của hung thủ.
Lúc nhân chứng phát hiện ra thi thể nạn nhân, trên người nạn nhân đắp một cái áo khoác chỉnh tề. Hành vi này có khả năng phản ánh hai tâm trạng: ân hận hoặc thương tiếc. Một tên giết người biến thái tùy cơ gây án, khó có thể nảy sinh tâm trạng đó với nạn nhân.
Vì vậy tôi cho rằng, hung thủ tồn tại thứ tình cảm phức tạp với Diệp Tử Tịch. Về việc tại sao hắn mô phỏng Dương Vũ, hiện tôi vẫn chưa rõ. Có lẽ chỉ nhằm mục đích đánh lạc hướng điều tra của cảnh sát.”
Mọi người đều im lặng lắng nghe. Quý Bạch nhìn Hứa Hủ, khóe mắt anh thấp thoáng ý cười nhàn nhạt. Lão Ngô mở miệng trước tiên: “Tôi đồng ý. Vụ án này có nhiều điểm nghi vấn. Quý đội, cậu thấy thế nào?”
Quý Bạch gật đầu: “Tôi đồng ý với ý kiến của Hứa Hủ. Tôi bổ sung thêm hai điểm:
Thứ nhất, hung thủ có khả năng là hai người, một người giữ vai trò chủ dạo, một người phục tùng.
Thứ hai, Diệp Tử Tịch có quan hệ bất chính với một người đàn ông. Ngôi biệt thự này là nơi hò hẹn của bọn họ. Chúng ta phải nhanh chóng tìm ra người đàn ông đó.”
Tiếp Read More...